(vhds.baothanhhoa.vn) - Lâu nay nghĩ về Thọ Xuân, người ta nhắc nhiều đến các di tích lịch sử nổi tiếng như Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, lăng Trang Tông Dụ Hoàng đế, vị vua trung hưng nhà Hậu Lê...; người ta còn đặc biệt nhắc đến vùng mía đường Lam Sơn, nơi làm thay đổi gương mặt của nhiều huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa. Nhưng vẫn còn một Thọ Xuân khác, một Thọ Xuân không ngừng trăn trở khởi nghiệp để xây dựng từng thôn làng theo 19 tiêu chí của bộ Quy chuẩn xây dựng nông thôn mới. Và, tháng 10/2019, Thọ Xuân vinh dự được công nhận huyện đạt chuẩn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Dưới đây là ghi chép của chúng tôi nhân chuyến đi ngắn ngày cùng các nhà văn Thanh Hóa tại huyện Thọ Xuân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ghi nhanh ở Thọ Xuân

Lâu nay nghĩ về Thọ Xuân, người ta nhắc nhiều đến các di tích lịch sử nổi tiếng như Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, lăng Trang Tông Dụ Hoàng đế, vị vua trung hưng nhà Hậu Lê...; người ta còn đặc biệt nhắc đến vùng mía đường Lam Sơn, nơi làm thay đổi gương mặt của nhiều huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa. Nhưng vẫn còn một Thọ Xuân khác, một Thọ Xuân không ngừng trăn trở khởi nghiệp để xây dựng từng thôn làng theo 19 tiêu chí của bộ Quy chuẩn xây dựng nông thôn mới. Và, tháng 10/2019, Thọ Xuân vinh dự được công nhận huyện đạt chuẩn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Dưới đây là ghi chép của chúng tôi nhân chuyến đi ngắn ngày cùng các nhà văn Thanh Hóa tại huyện Thọ Xuân.

Ghi chép của Lê Ngọc Minh

Các nhà văn Thanh Hóa chụp ảnh lưu niệm tại Lam Kinh.

1. Gặp gỡ các nhà văn tỉnh nhà về với Thọ Xuân trong những ngày toàn huyện đang náo nức đón tin vui: Thọ Xuân đã được Chính phủ quyết định công nhận là huyện đạt chuẩn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Thanh Hóa, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND huyện Phạm Mai Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Duyệt, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Nguyễn Xuân Hải thông báo nhanh về bức tranh toàn cảnh của quê hương, nêu bật lên hai nội dung mà các nhà văn xứ Thanh quan tâm trong chuyến đi. Đó là chiều dày lịch sử của miền đất Thọ Xuân văn hiến, là những khởi sắc trong công cuộc nâng cao đời sống tinh thần vật chất ngày càng sung túc, thịnh vượng cho người dân theo 19 tiêu chí của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Trước khi rời phòng khách, các nhà văn đã được nạp những thông tin khá ấn tượng: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2011 đến 2019 của Thọ Xuân đạt 15%; công nghiệp - xây dựng chiếm 50,2%; dịch vụ thương mại chiếm 33,1% ; giá trị sản phẩm thu được từ trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 109, 6 triệu đồng/ha (tăng 34,2 triệu đồng so với năm 2011). Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 42,6 triệu đồng (gấp 2,7 lần so với năm 2011). Đặc biệt, Thọ Xuân có 9 mô hình nhà màng, nhà lưới nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 65 ngàn m2 chuyên sản xuất các loại rau, hoa, củ, quả hữu cơ luôn đạt lợi nhuận trên 800 triệu đồng/năm; toàn huyện có 608 doanh nghiệp và nhiều tổ hợp tác sản xuất kinh doanh đã và đang tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. Tất cả các thôn trong huyện (239/239) đều có nhà văn hóa; xây dựng mới 10 sân vận động, 22 trung tâm văn hóa xã và 57 công trình trường học... Cùng với đó, mỗi nhà văn trong đoàn có trong tay lịch công tác chi tiết từng buổi, từng ngày. Thật cảm động là lãnh đạo Thọ Xuân còn mời nhà sử học, nhà báo Lê Xuân Kỳ, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân và ông Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Thọ Xuân tham gia đoàn như những nhà tư vấn và hướng đạo về lịch sử văn hóa cùng các điển hình NTM của huyện nhà.

2. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”, đó là câu khẩu hiệu xuyên suốt trong tư tưởng chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền Thọ Xuân khi bắt tay vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Xã Xuân Phú là một xã vùng bán sơn địa ở Tây Nam Thọ Xuân, cách trung tâm huyện đến hơn 20 km đường chim bay. Đây được coi là một xã nghèo nhấthuyện với hơn 60% là đồng bào dân tộc thiểu số và có một số đội sản xuất của nông trường Sao Vàng nhập vào. Cho đến năm 2010 thu nhập bình quân đầu người mới được 12,2 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 53,38%, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm hơn 70%. Đến năm 2018 thu nhập bình quân đã nâng lên thành 35 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4, 87%. Từ lúc đầu không có doanh nghiệp nào, nay Xuân Phú đã có hơn mười doanh nghiệp với thu nhập hàng chục tỷ đồng/ năm.

Chương trình xây dựng nông thôn mới để DÂN HƯỞNG THỤ được bàn bạc đến từng hộ trong xã. Khi đã thông suốt thì bắt tay vào làm ngay, ở công đoạn nào cũng có người dân tham gia và cuối cùng là có kết quả thực tế để dân được thụ hưởng. Ông Đỗ Khắc Định, trưởng thôn 12 vốn là một cựu bảo vệ của nông trường Sao Vàng, người cha có bốn con đều tốt nghiệp đại học nhớ lại, “Ngày trước, chỉ có đường đất, đường mòn vất lắm. Có lần vợ chồng tôi đi chặt mía, gặp trời mưa phải bỏ cả xe mía bị ngập bánh trong ổ trâu giữa đường, lũ đổ về cuốn trôi cả xe lẫn mía ra sông Chu, mất cả chì lẫn chài!”. Ông Định kể thêm, khi có con đường nhựa bê tông đầu tiên vươn ra các cánh đồng; mía, lúa, hoa màu đến kỳ là thu hoạch, vận chuyển nhanh, dễ dàng, an toàn, mà đỡ tốn công sức, bà con phấn chấn hẳn lên, không những góp công, đóng tiền ủng hộ mà còn hiến đất để mở rộng tất cả các đường ngang, ngõ dọc trong làng trong bản...

Đến Xuân Phú còn ấn tượng bởi trường mầm non đạt chuẩn giáo dục quốc gia với 15 phòng học khá khang trang. Ba mươi sáu cô giáo hàng ngày chăm nomhơn 500 cháu bé trước khi vào lớp 1 với tấm lòng: “Con đường đến với trái tim trẻ chỉ có thể là tình thương của cô”. Cô hiệu trưởng Lê Thị Hiệp, tốt nghiệp khoa Cao đẳng Mầm non Đại học Hồng Đức, người trở thành đảng viên khi mới hai mươi tuổi đã thổ lộ: “Trường chúng tôi được như ngày hôm nay là nhờ có chính sách xây dựng nông thôn mới, cụ thể nhất là chương trình xây dựng phòng học tập trung và làm đường giao thông kiên cố. Ngày trước chưa có những con đường bê tông- nhựa, trường có mười hai lớp thì phải rải về mười hai thôn, có thôn cách trung tâm xã đến 8 cây số. Những ngày mưa, đất đỏ quánh, bết như nhựa, phụ huynh không thể nào đưa con cháu tới lớp được”.

Rời Xuân Phú chúng tôi còn thấy những mặt bằng rộng rãi đang được các doanh nghiệp thi công hạ tầng nhà xưởng hai bên đường 47; thấy những con mương “treo” trên đầu dẫn nước chảy theo chiều lợi thủy đến các thửa ruộng khô cằn. Đó là những hiển diện sinh động khi dân được hưởng thụ thành quả của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Về xã Thọ Trường gặp ông Chủ tịch Hội Nông dân Hoàng Văn Dũng. Ông Dũng 46 tuổi, có hơn 20 năm gắn bó với công tác của hội nông dân xã, bắt đầu từ chi trưởng cấp thôn. Ông Dũng cho biết một khía cạnh mới khá bạo dạn và sáng tạo của Thọ Trường. Đó là phải tìm ra điểm đột phá để làm khởi nguồn cho phong trào chung. Thọ Trường với xuất phát điểm thu nhập bình quân đầu người chưa đến mười triệu đồng trước năm 2010. Đồng đất lại chủ yếu là vùng nội đê sông Chu trũng nhất huyện, đất ngoài đê là bãi bồi, cả hai loại đất này trồng lúa đều cho thu hoạch bấp bênh. Những năm mưa lũ nhiều có thể bị trắng tay. Nhìn thấy tiềm năng bà con có truyền thống trồng cây màu lâu đời và chăn nuôi mát tay, lãnh đạo xã chỉ đạo hội nông dân quy hoạch cho thôn Long Linh Ngoại 1 trồng 35 ha gồm bốn loại cây màu thế mạnh là dưa chuột, cây ớt xuất khẩu, cây bí đỏ và cây ngô ngọt. Năm được giá thu về mỗi sào 50 triệu đồng; năm giá rớt thấp nhất cũng được 15 triệu đến 17 triệu đồng/sào. Tính ra gấp hàng chục lần trồng lúa.

Ông Chủ tịch Hội Nông dân Thọ Trường đặc biệt nhấn mạnh đến khu vực trang trại gà của tổ hợp Hùng Dũng. Anh Trịnh Hùng Dũng năm nay 39 tuổi đang là chủ tổ hợp nuôi gà gồm 11 hộvới đàn gà giống nhập từ Bình Định đông tới 20 vạn con. Anh Dũng đã từng tốt nghiệp trung cấp thú y và đại học Luật. Từng là Phó Bí thư Đoàn xã, trước chủ trương tìm điểm đột phá trong chương trình xây dựng nông thôn mới của quê hương, anh bàn với vợ là chị Hạnh, mộtbác sỹ thú y mở trang trại nuôi gà ở ngoài bãi sông Chu. Thành công của đôi vợ chồng Dũng Hạnh đã kéo thêm mười hộ tham gia như một hình thái hợp tác xã kiểu mới. Đàn gà hiện tại của vợ chồng Dũng Hạnh có bốn vạn con (có lúc đạt năm vạn). Theo anh Dũng, cứ mỗi chu kỳ bốn tháng, một vạn con gà cho lãi ròng 30 triệu đồng. Tính ra mỗi năm đàn gà của trang trại Dũng Hạnh thu về trên dưới bốn trăm triệu đồng, đảm bảo công ăn việc làm cho khoảng mười lao động.

Những đóng góp từ mũi nhọn đột phá như cách trồng trọt chăn nuôi ở thôn Long Linh Ngoại 1 đã góp phần đáng kể để hôm nay xã Thọ Trường đã hoàn thành 19 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, bình quân thu nhập đầu người vượt ngưỡng 40 triệu đồng/ năm. Nhân dân trong xã hào hứng tham gia xây dựng các công trình phúc lợi. Riêng con đường trổ ra bốn nhánh đến các trang trại ở Long Linh Ngoại 1, bà con đã đóng góp tiền và ngày công quy đổi đến một tỷ năm trăm triệu đồng...

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Thọ Xuân còn nhiều điểm sáng khác như phương cách đưa công nghệ trồng trọt thời 4.0 vào vùng bãi bồi phù sa ở xã Xuân Hòa; phương cách khôi phục và mở rộng vùng trồng giống bưởi đỏ “ tiến vua” ở xã Thọ Xương; cách thức hoạt động của câu lạc bộ Thanh niên với nghề mộc ở xã Thọ Minh và câu lạc bộ Thanh niên làm kinh tế giỏi ở xãThọ Thắng... Do thời gian không đủ để chiêm nghiệm được tất cả, các nhà văn chỉ còn kỳ vọng vào những dịp khác, sẽ tiếp tục đến Thọ Xuân, đi và viết.

3. Trước khi rời Thọ Xuân, chúng tôi đến dâng hương tại Lam Kinh. Nghe câu chuyện cây Đa - Thị bấy lâu vắng bóng hồn Thị, nay, một Thị “con” đã trổ ra từ lòng Đa, rồi được tận mắt nhìn thấy Thị con đã có chiều cao chừng hai mét, thân thẳng, lá xanh mướt lóng lánh quầng sáng nắng chiều thu mà lòng dạ cứ miên man tâm tưởng về miền đất Thọ Xuân ĐỊA LINH NHÂN KIỆT, nơi đang có những nhân tố mới trỗi lên tươi xanh, đầy sức vóc.

Lê Ngọc Minh


Lê Ngọc Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]