(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thời gian qua trên địa bàn tỉnh, các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống luôn được quan tâm đẩy mạnh và đạt được những kết quả nhất định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gian nan bảo tồn nghệ thuật truyền thống (Kỳ cuối): Cần sự chung tay của cả cộng đồng

(VH&ĐS) Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thời gian qua trên địa bàn tỉnh, các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống luôn được quan tâm đẩy mạnh và đạt được những kết quả nhất định.

Song bấy nhiêu vẫn chưa thể làm thay đổi số phận truân chuyên, gian khó hiện nay của các loại hình nghệ thuật truyền thống. Khó khăn về đất diễn, thiếu kinh phíđể sáng tác và dàn dựng những vở diễn mới cũng như để duy trì hoạt động của các CLB nghệ thuật truyền thống; khoảng trống đội ngũ kế cận; ảnh hưởng của những tiến bộ khoa học kỹ thuật với nhiều loại hình giải trí mới, người xem trước đây giờ cũng không mặn mà yêu thích như xưa, trong khi đó khán giả trẻ dường như quay lưng với các bộ môn nghệ thuật truyền thống này... Nhiều môn nghệ thuật đã, đang bị mai một khó phục dựng, cần bảo vệ khẩn cấp. Việc giới thiệu, phát huy chỉ đạt hiệu quả ở những lĩnh vực dễ làm, có sẵn trong nhân dân. Ngoài ra, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như tiếng nói, chữ viết (tiếng nói của 7 dân tộc, chữ viết Quốc ngữ, chữ Thái, chữ Dao, chữ Mông, trong đó chữ Quốc ngữ được dùng phổ biến, các chữ khác đã và đang bị mai một)...

Với bộn bề khó khăn, để bảo tồn và phát huy hiệu quả nghệ thuật truyền thống là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh. Trước hết, là vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp trong tỉnh; vai trò tham mưu, phối hợp tổ chức thực hiện các ngành chức năng và địa phương có các loại hình di sản. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống phải hài hòa với phát triển kinh tế của các địa phương, vùng miền trong tỉnh và giao lưu, tiếp thu chọn lọc văn hóa từ bên ngoài...

Vở chèo “Tấm lòng vàng” của Đoàn nghệ thuật Chèo Thanh Hóa hấp dẫn khán giả và giới chuyên môn.

Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến tâm huyết trong việc gìn giữ, phát huy nghệ thuật truyền thống...

* Ông Nguyễn Huy Sơn - Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh:

Cần cái nhìn khách quan về thực trạng chung của nghệ thuật truyền thống...

... “Theo tôi, để nghệ thuật truyền thống trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì, phát triển, cần phải xây dựng đề án để khảo sát, kiểm kê, đánh giá một cách khách quan về thực trạng chung của di sản văn hóa phi vật thể ở lộ trình nào, ưu tiên những loại hình có giá trị đã và đang bị mai một, thất truyền nào cần làm trước, cái nào cần làm sau; cũng như đánh giá xem loại hình nghệ thuật nào cần phục dựng, loại hình nào cần nghiên cứu, cũng như phổ biến rộng rãi trong nhân dân... Các cấp chính quyền và ngành liên quan cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nghệ thuật truyền thống, đặc biệt nét văn hóa đặc sắc tại địa phương mình. Đồng thời có chính sách đãi ngộ đối với những người làm nghệ thuật truyền thống, nâng cao chất lượng, trình độ cán bộ văn hóa xã, phường để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của nghệ thuật truyền thống tại địa phương...”

* Ông Đặng Hùng Thắng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Lộc:

Nhiều hình thức tuyên truyền giúp người dân hiểu hơn nghệ thuật truyền thống.

“Để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, tôi nghĩ giải pháp về công tác tuyên truyền là rất quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức công dân của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Hình thức tuyên truyền cần thiết thực, linh hoạt, đa dạng như: lồng ghép thông qua sinh hoạt chi bộ, chi đoàn, chi hội, sinh hoạt ngoại khóa trong trường học; thông qua các cuộc thi tìm hiểu sân khấu hóa, triển lãm, chiếu phim; công tác tập huấn, đào tạo cán bộ lĩnh vực văn hóa - xã hội.

* Ông Nguyễn Hữu Chính - Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn Nghệ thuật Tuồng Thanh Hóa:

“Vững chắc kiềng ba chân”

... “Chúng tôi giữ gìn nghệ thuật truyền thống dân tộc bằng việc hàng năm dù kinh phí ít nhưng đều mời những nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú giỏi nhất ở ba miền Nam Trung Bắc về đây để truyền nghề cho lớp trẻ, đồng thời lồng sân khấu hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc vào các lễ hội và khai thác vũ điệu trống đồng vào các màn trống hội để đưa vào các lễ hội nói chung và đã được nhiều người rất thích. Điều quan trọng nữa là muốn giữ được phải kết hợp cái cũ và cái mới. Khai thác cái mới phù hợp với điều kiện, thời gian, không gian và sở thích hiện tại để đưa nghệ thuật truyền thống đến mọi người dễ tiếp thu hơn và khi đã thích rồi, những lần sau khi xem trích đoạn thì mọi người đều rất hào hứng...

* Nghệ nhân ưu tú trò Xuân Phả Bùi Văn Hùng:

Cần cơ chế đặc cách, ưu đãi và bình đẳng

Sau khi có Nghị định 62/2014 quy định về xét tặng danh hiệu NNND, NNƯTtrong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thì ngày 28/10/2015 Nghị định 109 quy định trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng đối với NNND, NNƯT có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, nhưng hai năm đã trôi qua, trình tự, thủ tục quá lâu và các nghệ nhân vẫn đang mong chờ sự đãi ngộ. Bên cạnh đó, tôi nghĩ khi được công nhận danh hiệu NNƯT thì đã ghi nhận những đóng góp, sự cống hiến của họ đối với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy vốn di sản văn hóa này nên cần phải có sự bình đẳng về cơ chế chính sách. Đồng thời, cần quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn nữa đối với những người đam mê và có nhiều đóng góp đối với các bộ môn nghệ thuật truyền thống này nhưng chưa được công nhận danh hiệu NNUT để khuyến khích họ hăng say giữ nghề và truyền nghề hơn nữa..."

* Ông Nguyễn Hồng Chi - Chủ nhiệm CLB chèo thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa:

Mong muốn có thêm đất diễn

...Chèolà di sản mà ông cha để lại nên dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm giữ gìn loại nghệ thuật này. Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng để bảo tồn nghệ thuật truyền thống thì những người đứng đầu phải là những người đam mê yêu ngành, yêu nghề và vững về chuyên môn thì mới làm tốt việc truyền dạy và tổ chức tốt các hoạt động. Chúng tôi mong muốn tiếp tục được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành để CLB có thêm đất diễnnhư tổ chức các sự kiện, sân chơi, liên hoàn hơn nữa... Ngoài ra cần coi trọng việc chuyển giao, truyền thụ giữa các thế hệ, tránh để mai một, thất truyền, đặc biệt trong nghệ thuật chèo cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ nhạc công chơi các nhạc cụ dân tộc chèo như sáo, đàn nhị, trống và các nhạc cụ dân tộc khác...

Thu Thủy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]