(vhds.baothanhhoa.vn) - Thạch Lâm là xã nằm ở phía Tây của huyện Thạch Thành – cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa có vị trí địa lý thuận lợi để kết nối với các điểm du lịch lớn của các tỉnh phía Bắc thông qua đường Hồ Chí Minh. Trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, bước đầu Thạch Lâm đã từng bước bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Thạch Lâm là xã nằm ở phía Tây của huyện Thạch Thành – cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa có vị trí địa lý thuận lợi để kết nối với các điểm du lịch lớn của các tỉnh phía Bắc thông qua đường Hồ Chí Minh. Trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, bước đầu Thạch Lâm đã từng bước bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Đường vào Thác Mây, xã Thạch Lâm.

Nằm trong vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương, Thạch Lâm đa dạng bởi các dãy núi đá, hang động, sông suối hấp dẫn, trong đó phải nhắc đến thác nước đẹp như thác Mây, cao, dài, hùng vĩ, cùng với sông Bưởi nước chảy quanh năm xanh mát, hiền hòa.

Thác Mây được công nhận điểm du lịch cấp tỉnh năm 2019. Từ điểm du lịch Thác Mây, du khách có thể tiếp tục thăm, khám phá vườn quốc gia Cúc Phương, thăm di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong, suối cá thần Cẩm Lương, Thành Nhà Hồ.

Để khai thác các lợi thế về cảnh quan tự nhiên của khu vực, hình thành các mô hình khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng động đồng, trải nghiệm khám phá sông núi, thưởng thức văn hoá truyền thống người Thạch Lâm, ngày 16-11-2021, UBND Thạch Thành đã ban hành Quyết định số 4612 phê duyệt Quy hoạch phân khu khu du lịch thác Mây. Đây là căn cứ pháp lý để quy hoạch, sắp xếp, đính hướng phát triển du lịch Thạch Lâm một cách bền vững nhất.

Năm 2022, thác Mây là một trong 4 thác nước nổi tiếng được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam lựa chọn phát hành bộ tem “Thác nước Việt Nam” để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra toàn thế giới.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Sông Bưởi đoạn qua địa bàn xã Thạch Lâm - nơi có đường Hồ Chí Minh đi qua.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Thác Mây là một trong những thác nước đẹp xứ Thanh. Ảnh tư liệu.

Thạch Lâm có hơn 98% dân số là đồng bào dân tộc Mường sinh sống, hiện còn lưu giữ trên 85% ngôi nhà sàn với kiến trúc Mường xưa độc đáo, đây là tài sản văn hóa quý giá, góp phần quan trọng trong nền văn hóa bản địa xã Thạch Lâm nói riêng và huyện Thạch Thành nói chung. Cùng với đó, hệ thống di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, độc đáo, mag sắc thái văn hóa riêng như lễ mừng cơm mới.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Mường xã Thạch Lâm.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Các sản phẩm thổ cẩm được chị em phụ nữ dân tộc Mường khéo léo dệt nên.

Trong sinh hoạt văn hóa truyền thống, có loại hình văn học truyền miệng, là những bài ca dao, câu đố, tục ngữ, truyện kể, thơ ca; nghệ thuật trình diễn dân gian như xường bộ mệnh, hát đối, mo Mường, cồng chiêng; các tập tục như làm vía, tục ăn chạ, tục cưới hỏi, báo hiếu;… những sản phẩm đặc sắc như dệt thổ cẩm, làm đũa bương. Bên cạnh đó, bà con còn bảo tồn, lưu giữ nhiều các trò chơi, trò diễn dân gian, dân vũ, phong tục tập quán và nét ẩm thực phong phú,… đã tạo thuận lợi cho Thạch Lâm phát huy nền văn hoá độc đáo, gắn với phát triển du lịch và quảng bá các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, tiến tới xây dựng, hình thành các khu, điểm du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, trải nghiệm gắn với du lịch sinh thái.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Người dân xã Thạch Lâm gìn giữ trò chơi dân gian như đánh đu,...

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

....đẩy gậy.

Nhận thức rõ những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, xã Thạch Lâm đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước tăng tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ, phát triển các sản phẩm tiêu biểu, phấn đấu hoàn thành xã nông thôn mới vào năm 2024. Cùng với sự chủ động, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, bà con Nhân dân nơi đây, một số doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng đang tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mở ra hướng phát triển du lịch cộng đồng nơi đây.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Người dân xã Thạch Lâm bước đầu làm du lịch cộng đồng. Ảnh Hoàng Đông.

Những ngày cuối tháng 4 vừa qua, bà con xã Thạch Lâm vui mừng, phấn khởi được hòa vào không khí vui tươi, rộn ràng của ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch. Đây là năm thứ 2, xã Thạch Lâm tổ chức ngày hội gắn với khai trương du lịch Thác Mây và nhận được sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn xã, cũng như giao lưu, kết nối với các địa phương trong và ngoài huyện. Về với ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch Thác Mây, người dân, du khách được hòa mình vào tiếng cồng, tiếng chiêng; ngắm nhìn các bà, các chị, thiếu nữ trong trang phục dân tộc Mường; tham gia chơi các trò chơi dân gian như tung còn, đánh mảng, đánh đu, bịt mắt bắt vịt; được xem các trận đấu bóng chuyền kích tính; tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ; thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc của người Mường Thanh Hóa và Hòa Bình; được thưởng thức các món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Mường nơi đây; khám phá Thác Mây – một trong những thác nước đẹp xứ Thanh nói riêng, cả nước nói chung.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch xã Thạch Lâm năm 2023.

Có thể khẳng định, ngày hội góp phần tăng thêm tính gắn kết cộng đồng, cùng nhau gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo điểm nhấn thu hút du khách về với vùng đất Thạch Lâm. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng của Thạch Lâm đề ra nhằm thúc đẩy du lịch phát triển gắn với các giá trị văn hóa truyền thống địa phương.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Đồi hoa thác Mây là sản phẩm du lịch đang được đưa vào khai thác nhằm thu hút du khách về thăm.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Thạch Lâm

Đồi hoa bên cạnh Thác Mây thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Đồng chí Phan Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm cho biết: Năm 2019, thác Mây xã Thạch Lâm vinh dự được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là điểm du lịch - đây là dấu mốc quan trọng khẳng định tiềm năng giá trị cảnh quan thiên nhiên của xã Thạch Lâm nói chung và thắng cảnh Thác Mây nói riêng. Năm 2023 là năm thứ 2 Thạch Lâm tổ chức ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch gắn với khai trương du lịch Thác Mây, đây là sự kiện quan trọng thúc đẩy du lịch Thạch Lâm phát triển. Trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ tập trung nguồn lực, tạo mọi điều kiện để người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển, từng bước chuyển hóa tài nguyên ở dạng tiềm năng theo định hướng phân khu quy hoạch trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc thực tế góp phần hoàn thành mục tiêu Chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, Đại hội Đảng bộ xã Thạch Lâm lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Đặc biệt, xã tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và cộng đồng về vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch, qua đó tạo sự đồng thuận trong việc triển khai xây dựng các mô hình phát triển du lịch tại xã Thạch Lâm nói chung và Khu du lịch thác Mây nói riêng. Phối hợp với các phòng, ban của UBND huyện tập trung và đẩy nhanh tiến độ triển khai Quy hoạch phân khu khu du lịch Thác Mây, dự án làm giàu tài nguyên du lịch tại khu vực ngắm cảnh thác Mây và các nhiệm vụ, dự án về phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn xã. Xây dựng các cụm pa-nô, biển quảng cáo về du lịch; xây dựng video, website, sổ tay du lịch, bản đồ du lịch, tờ rơi, tờ gấp,... để tuyên truyền phục vụ phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]