(vhds.baothanhhoa.vn) - Mặc dù là một trọng điểm du lịch văn hóa - tâm linh của tỉnh Thanh Hóa, song thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, hiện Khu di tích lịch sử Lam Kinh đang ngừng đón và phục vụ khách du lịch. Do đó, việc duy trì hoạt động sao cho phù hợp với bối cảnh dịch bệnh là yêu cầu đặt ra cho điểm đến lúc này.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Duy trì hoạt động gắn với phòng, chống dịch COVID-19

Mặc dù là một trọng điểm du lịch văn hóa - tâm linh của tỉnh Thanh Hóa, song thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, hiện Khu di tích lịch sử Lam Kinh đang ngừng đón và phục vụ khách du lịch. Do đó, việc duy trì hoạt động sao cho phù hợp với bối cảnh dịch bệnh là yêu cầu đặt ra cho điểm đến lúc này.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Duy trì hoạt động gắn với phòng, chống dịch COVID-19Trong bối cảnh dịch bệnh, Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh vẫn duy trì việc chỉnh trang khuôn viên di tích xanh - sạch - đẹp.

Theo thống kê của Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh, trong 3 tháng đầu năm, đơn vị đã đón và phục vụ 38.000 lượt khách. Còn trong tháng 4 và tháng 5, do trùng với đợt nghỉ lễ dài 30-4 và 1-5 nên lượng khách đến tham quan di tích có tăng lên. Cụ thể, tính đến ngày 7-5, đơn vị đã đón và phục vụ 14.352 lượt khách. Nếu theo thông lệ hàng năm, sau đợt nghỉ lễ 30-4 và 1-5, Khu Di tích lịch sử Lam Kinh sẽ đón lượng khách du lịch đến tham quan tương đối đều. Thế nhưng năm nay, sau đợt nghỉ lễ và nhất là khi dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát, hoạt động đón và phục vụ khách du lịch đã gần như “tê liệt”.

Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh, cho biết: “Thực hiện Công văn số 1623/SVHTTDL-NSVHGĐ ngày 7-5-2021 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; hiện Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh đã tạm dừng các hoạt động đón và phục vụ khách tham quan tại di tích. Đồng thời, yêu cầu toàn thể cán bộ, nhân viên trong đơn vị nghiêm túc thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; trang bị đầy đủ khẩu trang, nước sát khuẩn, nước rửa tay tại các điểm dừng chân trong di tích, nhằm bảo đảm an toàn điểm đến và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Cùng với đó, đơn vị đang tập trung triển khai các nhiệm vụ chuyên môn; chỉnh trang khuôn viên di tích; bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ, nhất là vào đợt cao điểm nắng nóng hiện nay”.

Khu Di tích lịch sử Lam Kinh là một trọng điểm du lịch văn hóa – tâm linh của tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, dù trong bối cảnh dịch bệnh thì công tác xây dựng hình ảnh điểm đến “Sạch sẽ - Hấp dẫn - Bản sắc - Thân thiện” theo đúng tinh thần của Bộ quy tắc ứng xử trong du lịch, vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh. Theo đó, Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh đã lắp đặt, hoàn thiện hệ thống biển chỉ dẫn trong khu di tích và vận hành hiệu quả phần mềm thuyết minh tự động; tiếp tục triển khai tuyên truyền, quảng bá trên trang thông tin điện tử, với việc thường xuyên cập nhật thông tin mới về hoạt động của di tích, thu hút được từ 8.000 đến 10.000 lượt người truy cập/tháng. Cùng với đó, đơn vị tập trung chỉnh lý hiện vật kho, hiện vật trưng bày và các điểm di tích nhằm phục vụ tham quan, nghiên cứu, học tập tại di tích; thực hiện sưu tầm, bổ sung hiện vật cho Nhà trưng bày di tích Lam Kinh; sưu tầm, biên soạn, xuất bản sách, phim tài liệu về di tích. Ngoài ra, đơn vị cũng duy trì hoạt động Trạm ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại di tích; quản lý và phát huy giá trị đền thờ Lê Lợi và đền thờ Trung Túc vương Lê Lai; tập trung kêu gọi công đức, cung tiến đồ thờ và nội thất của các tòa Thái miếu, cũng như từng bước mua sắm trang thiết bị, đồ thờ, nội thất đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh tại di tích...

Lam Kinh được các nhà nghiên cứu văn hóa và đông đảo du khách đánh giá là điểm đến văn hóa – tâm linh đẹp, hấp dẫn bậc nhất của Thanh Hóa. Điều này có cơ sở khi công tác bảo vệ, chỉnh trang di tích được ban quản lý di tích tiến hành nghiêm túc, trách nhiệm và hiệu quả. Ngay cả khi dịch bệnh bùng phát và việc đón khách du lịch bị đình trệ, đơn vị vẫn chú trọng công tác bảo đảm an toàn trong di tích; chống lấn chiếm trái phép đất đai di tích. Đồng thời, thực hiện việc khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và cảnh quan tại các khu lăng mộ; chỉnh trang, trồng bổ sung cây cảnh tại các điểm di tích, lăng mộ, đường nội bộ... qua đó, tạo dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp, an toàn và hấp dẫn cho di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Kim Ngân


Kim Ngân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]