(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong hai ngày 30-11 và 1-12 (tức 7, 8 tháng 11 âm lịch) tại di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất (xã Hoằng Lộc, Hoằng Hóa) đã diễn ra Lễ tưởng niệm 413 năm ngày mất của ông. Đây cũng là lễ hội truyền thống lâu đời trên quê hương Hoằng Lộc.

Lễ hội đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất

Trong hai ngày 30-11 và 1-12 (tức 7, 8 tháng 11 âm lịch) tại di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất (xã Hoằng Lộc, Hoằng Hóa) đã diễn ra Lễ tưởng niệm 413 năm ngày mất của ông. Đây cũng là lễ hội truyền thống lâu đời trên quê hương Hoằng Lộc.

Lễ hội đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất

Bùi Khắc Nhất sinh ra ở vùng đất Bột Thái nay là xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) trong gia đình có truyền thống nho học, cha là Giám sinh Quốc Tử Giám. Sách Văn tài võ lược xứ Thanh viết: "Ông là người xuất thế bằng văn tài nhưng khi phò tá nhà Lê Trung hưng ông không chỉ mang Nho học giúp nước, cứu đời, mà nhiều khi còn làm tướng cầm quân đánh giặc, ông là người văn võ toàn tài... Bùi Khắc Nhất đã lập nhiều công tích trên cả hai bình diện văn, võ nên đã được làm quan đến chức Thượng thư Bộ Hộ, rồi Thượng thư Bộ Binh". Người dân trên quê hương Hoằng Lộc vẫn thường gọi ông một một cách thân thiện, đầy tôn kính: Cụ Thượng Bùi.

Sự nghiệp quan trường 44 năm của Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất trải qua 3 triều vua: Lê Anh Tông; Lê Thế Tông; Lê Kính Tông và kinh qua 6 Bộ (Bộ Lại; Bộ Lễ; Bộ Hộ; Bộ Binh; Bộ Hình; Bộ Công). Đặc biệt, khi ở Bộ Hình, giữ việc trông coi hình án, với lòng ngay thẳng, ông nổi tiếng với câu nói: “Ngục vô oan gia, thiên hạ xưng bình”. Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất cũng được sử liệu nhắc đến với tư cách là một trong những người trực tiếp phụ trách tu sửa Hoàng thành Thăng Long (năm 1593); thường xuyên được các đời vua nhà Lê tin tưởng để cùng bàn định sách lược trong cuộc chiến chống nhà Mạc; bàn bạc các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế đất nước, chăm lo công tác đê điều, thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp...

Lễ hội đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất

Cụ Thượng Bùi không chỉ được người đời sau kính trọng bởi những công lao, ông còn là vị phúc thần của vùng quê hiếu học Hoằng Lộc. Vì vậy, hàng năm vào ngày kỵ (ngày mất) của ông - mùng 8 tháng 11 âm lịch, Nhân dân địa phương, con cháu trong dòng họ lại cùng nhau trở về đền thờ để dâng hương tưởng niệm và tổ chức lễ hội nhằm bày tỏ lòng kính ngưỡng tới vị phúc thần của làng. Suốt hàng trăm năm qua, đây cũng là một trong những lễ hội với quy mô, sức lan tỏa lớn không chỉ đối với con cháu dòng họ Bùi, mà cả cộng đồng dân cư.

Lễ hội đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất

Trẻ nhỏ theo cha mẹ đến dâng hương tại đền thờ tưởng nhớ cụ Thượng Bùi.

Lễ hội đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất

Trong dịp lễ hội, đông đảo người dân, con cháu dòng họ Bùi cùng trở về đền thờ cụ Thượng Bùi để dâng hương và thưởng thức các tiết mục tế lễ, văn hóa - văn nghệ hấp dẫn.

Lễ hội đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất

Như một nét đẹp truyền thống, vào ngày chính lễ (mùng 8 tháng 11) từ sáng sớm các gia đình trong làng đã sắm sửa, chuẩn bị lễ vật để mang đến đến thờ dâng lên vị phúc thần. Một trong những lễ vật không thể thiếu chính là xôi nếp đồ.

Lễ hội đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất

Lễ vật được người dân cẩn trọng “đội” về đền thờ. Tiếng nhạc hội, sắc màu cờ hội, cùng tiếng người dân í ới gọi nhau về đền thờ vui hội tạo nên không khí náo nức, tươi vui khắp các nẻo đường làng.

Lễ hội đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất

Ngoài đền thờ, người dân còn đến dâng hương tại khu lăng mộ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất.

Lễ hội đền thờ Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất

Cũng trong dịp lễ hội, dòng họ Bùi lại tổ chức “báo công” về thành tích học tập của con cháu lên cụ Thượng Bùi. Đồng thời, trao thưởng - khuyến học cho các cháu có thành tích xuất sắc.

Sau 44 năm tận hiến cho triều đình Lê Trung hưng, năm Kỷ Dậu (1609) Thượng thư Quận công Bùi Khắc Nhất qua đời. Ông được phong tước Thái bảo Văn Phú hầu. Năm 1629, đời vua Lê Thần Tông ông được truy phong tước Phú Quận công. Đến đời vua Lê Dụ Tông ông được xếp vào hàng công thần trung hưng. Năm Cảnh Hưng thứ 13 dưới thời đời vua Lê Hiển Tông ông được sắc phong Thượng đẳng phúc thần Tuy dụ Hùng lược Đại vương. Tưởng nhớ công lao của ông, tại ngôi nhà cũ của ông ở quê nhà Bột Thái, triều đình, người dân địa phương và gia đình đã lập dựng nên đền thờ Tướng công Bùi Khắc Nhất. Năm 2000, đền thờ đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]