(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong tâm thức của mỗi người, mùa xuân là mùa của hội hè và đình đám. Bởi thế mà tiền nhân cùng với quá trình lao động và sản xuất đã mang sẵn ước vọng và niềm tin trong sáng vào tâm linh, vào đất trời và mùa xuân. Và ngày nay với tấm lòng hướng thượng, bái vọng những bậc có công với làng, xã cũng như ơn đức cao dày của tổ tiên, mà các lễ hội luôn được tổ chức trang nghiêm nhưng cũng khá rộn ràng.

Lễ hội mùa xuân, lễ hội của ước vọng

Trong tâm thức của mỗi người, mùa xuân là mùa của hội hè và đình đám. Bởi thế mà tiền nhân cùng với quá trình lao động và sản xuất đã mang sẵn ước vọng và niềm tin trong sáng vào tâm linh, vào đất trời và mùa xuân. Và ngày nay với tấm lòng hướng thượng, bái vọng những bậc có công với làng, xã cũng như ơn đức cao dày của tổ tiên, mà các lễ hội luôn được tổ chức trang nghiêm nhưng cũng khá rộn ràng.

Lễ hội mùa xuân, lễ hội của ước vọngLễ hội bơi chải truyền thống làng Bạch Câu, xã Nga Bạch (Nga Sơn) năm 2023.

Lễ hội mùa xuân khởi đầu từ tháng Giêng và kéo dài suốt tháng Ba, thậm chí ở một số nơi, kéo dài tới thượng tuần tháng Tư âm lịch. Đặc biệt trong không gian của tháng Giêng thì các lễ hội càng linh thiêng và được mọi người chờ đón hơn cả. Khởi đầu là các lễ hội của đồng bào Thái khi nghe tiếng sấm vào đầu năm mới, lễ hội Gầu Tào của người Mông bắt đầu từ sau vụ thu hoạch cuối năm, lễ hội rước đình liệu của cư dân vùng chiêm trũng làng Động Bồng vào lúc đón giao thừa...

Bắt đầu thời điểm chuyển giao năm cũ sang năm mới, người dân làng Động Bồng, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung ra đình làng đốt đình liệu, rước lửa về nhà lấy may. Để thực hiện nghi thức đốt đình liệu, từ tháng Chạp dân làng cử trai tráng lên núi Ba Trạc, Bái Bò, Đầu Voi... tìm cây đóm, một loại cây có dầu dễ bắt lửa; kiếm những đoạn cây vừa chắc vừa dẻo làm đòn gánh bó đóm lại đưa về phơi khô, rồi tạo dáng một con rồng lớn. Đình liệu được các cụ trong làng trông coi rất cẩn thận, không cho ai được đến gần. Chiều 30 tết, trai làng dùng chiếc đòn kê đều tay chuyển đình liệu từ trong đình ra giữa sân đình. Trước khi đốt là tế lễ, kính cáo trời đất, thần linh sông núi và làm lễ tâu với thành hoàng xin cho phép dân làng rước lửa đốt đình liệu đón chào năm mới.

Sau khi chứng kiến lễ ở đình, mọi người châm những bó đuốc mang theo lấy lửa rước điều may mắn về nhà. Từ nguồn lửa ấy, họ cáo tế với thổ công, gia tiên và sau đó nhóm bếp làm đồ cúng đầu năm, giữ lửa trong suốt những ngày tết. Để giữ ngọn lửa thiêng đến lễ hạ nêu (mùng 7 tết), những người trông coi đình và mỗi gia đình phải rất cẩn trọng. Bởi từ trong ánh lửa rừng rực cháy họ thầm mong ước và hy vọng xua đi sự âm u lạnh lẽo, sự nghèo khó gian nan, cầu mong ánh sáng sẽ đem đến một cuộc sống đủ đầy, ấm no hạnh phúc.

Có từ xa xưa, hội bơi chải truyền thống làng Bạch Câu, xã Nga Bạch (Nga Sơn) được tổ chức trong 4 ngày tết ở 4 giáp: Khoa giáp, Thọ giáp, Hoàng giáp và Nguyên giáp.

Ông Vũ Văn Được, Chủ tịch UBND xã Hà Tiến chia sẻ: Đốt đình liệu là mỹ tục độc đáo: cầu may, cầu sự sinh sôi nảy nở, phản ánh nhận thức và tư duy thuần phác của cư dân Việt cổ về các hiện tượng của tự nhiên tác động tới sản xuất và đời sống. Lễ tục đặc sắc này hàm chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, gắn bó các thành viên và cộng đồng làng xã, nhân lên sức mạnh trong mỗi người để làm cho cuộc sống ngày càng ấm no, vui tươi hạnh phúc. Vì thế dù có vài sự thay đổi nhỏ để phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, song các lễ thức và trình tự vẫn được bà con ở Động Bồng thực hiện đầy đủ và luôn trân trọng giữ gìn.

Có lẽ hơn lúc nào hết, thời điểm mùa xuân luôn khiến con người ta muốn lại gần nhau, gắn kết với nhau tạo nên tình thân, tình thương. Các lễ hội như một cái cớ để người ta xích lại gần nhau hơn, thể hiện tinh thần đoàn kết, cầu mong những điều may mắn. Bởi thế, khi ngày hội khai mở cũng là lúc con người hướng tới những suy nghĩ về một năm mưa thuận gió hòa. Nhiều làng quê xứ Thanh rộn ràng với hội đua thuyền ngay từ những ngày “còn mùng là còn tết”. Đó là hội đua thuyền trên sông Yên của cư dân xã Quảng Nham (Quảng Xương), đua thuyền trên dòng Lãng Giang ở xã Trung Chính (Nông Cống); đua thuyền trên hồ Trù Ninh của người dân xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa)... Thực chất các lễ hội đua thuyền là hình thức cầu ngư, cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, ngư dân ra khơi cá tôm đầy ghe; đồng thời thể hiện sự đoàn kết, cùng nhau vượt qua thử thách và khó khăn của cuộc sống...

Theo thống kê của nhóm tác giả cuốn sách “Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh” (Nhà Xuất bản Văn hóa dân tộc, H, 2001): “Lễ hội với tiêu chí là có thần tích, có lệ tục, có thời gian hội và lễ, có trò diễn riêng, mang màu sắc địa phương văn hóa làng ở Thanh Hóa là 50. So với các địa phương khác thì con số 50 lễ hội quả là không nhỏ”.

Có từ xa xưa, hội bơi chải truyền thống làng Bạch Câu, xã Nga Bạch (Nga Sơn) được tổ chức trong 4 ngày tết ở 4 giáp: Khoa giáp, Thọ giáp, Hoàng giáp và Nguyên giáp. Hội ra đời sau chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938) nhằm vận động con cháu tòng quân, cứu nước. Dưới bến sông rộn lên tiếng reo hò người xem, trên thuyền các tay chèo vùng lên đều tăm tắp, dồn sức lực để đẩy thuyền lướt nhanh. Với không khí rộn ràng, náo nhiệt và thiêng liêng của ngày hội, tình cảm gắn bó, gắn kết cộng đồng càng trở nên khăng khít hơn.

Mùa xuân khí hậu mát mẻ, đối với người làm nông nghiệp thì đây là điều kiện để làm ruộng trồng lúa. Ngày xuân cày ruộng gắn với nghi lễ tịch điền nhằm tế trời, khai đất vừa mang ý nghĩa thiêng liêng, vừa rất đời thường khẳng định sự coi trọng nông nghiệp, khuyến khích mọi người chăm lo sản xuất. “Đại Việt sử ký toàn thư” có ghi về lễ cày ruộng trong ngày đầu năm mới được Vua Lê Đại Hành khởi xướng. Ông đã hai lần đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng chăm lo việc cày cấy, phát triển nông nghiệp.

Phải khẳng định rằng, nhờ có những ngày lễ hội, mà tất cả mọi người có khoảng thời gian quên đi những nhọc nhằn của đời sống, để được hân hoan trong cái không khí vui vẻ, được trẩy hội, vãn cảnh.

Theo gương Vua Lê Đại Hành, lễ tịch điền tiếp tục được các vương triều sau đó duy trì đều đặn. Thực hiện nghi lễ này không ai khác chính là nhà vua. Đến thời Nguyễn, lễ tịch điền được giao lại cho một số chức sắc chuyên về nông nghiệp phụ trách. Lúa gạo thu hoạch từ ruộng này sẽ được dùng để tế Nam Giao, tế các thần và để tế ở các lăng miếu. Ngày nay, nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, mọi người vui xuân nhưng không quên lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải, thóc gạo để mùa xuân - ấm no hạnh phúc đến với muôn nhà. Lễ hội tịch điền đã trở thành nét đẹp, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo các tỉnh, địa phương... là những người mở đường cày đầu tiên thức gọi đất đai, động viên, khuyến khích nhà nông đua tài, làm cho mùa màng bội thu, không chỉ đáp ứng đủ đầy lương thực, rau quả trong nước mà còn mong muốn trở thành quốc gia đứng tốp đầu về xuất khẩu lương thực.

Học giả Nguyễn Văn Huyên khi bàn về Tết Nguyên đán của người Việt Nam đã cho rằng: “Tết là một ngày thiêng liêng trong tất cả... Trong khi (các lễ hội mùa xuân) đột nhiên kéo mọi người khỏi cuộc sống đơn điệu của họ, nó vừa khiến cho họ khẳng định sức mạnh của tinh thần gia đình, vừa làm trẻ lại sự hiệp đồng xã hội gắn bó “trăm nhà” với nhau ở xứ sở này có lẽ từ hàng nghìn năm. Chính vì lý do đó mà nó vẫn còn sinh động ở nước ta”.

Theo thống kê của nhóm tác giả cuốn sách “Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh” (Nhà Xuất bản Văn hóa dân tộc, H, 2001): “Lễ hội với tiêu chí là có thần tích, có lệ tục, có thời gian hội và lễ, có trò diễn riêng, mang màu sắc địa phương văn hóa làng ở Thanh Hóa là 50. So với các địa phương khác thì con số 50 lễ hội quả là không nhỏ”.

"Xứ Thanh là vị trí địa - chiến lược, địa - chính trị, địa - văn hóa quan trọng của Việt Nam” theo GS Trần Quốc Vượng bởi miền đất này gợi về quá khứ hào hùng từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, một miền văn hóa nguồn cội. Vị trí địa lý đặc biệt, là điểm cuối của Bắc bộ và đầu Trung bộ, là cửa ngõ vào Nam ra Bắc, có rừng, có đồng bằng, có biển và những doi cát chạy dài vì thế mà các lễ hội của xứ Thanh rất phong phú và đa dạng, thậm chí hội đủ các tín ngưỡng và tôn giáo bản địa cũng như ngoại nhập.

Phải khẳng định rằng, nhờ có những ngày lễ hội, mà tất cả mọi người có khoảng thời gian quên đi những nhọc nhằn của đời sống, để được hân hoan trong cái không khí vui vẻ, được trẩy hội, vãn cảnh. Và hơn hết thời gian như lắng đọng để con người ta có thể ngược dòng lịch sử về với những câu chuyện thần linh, những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, các vùng miền, đồng thời với quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành, đi lễ hội là trân trọng thần linh, rước niềm vui về nhà để một năm thuận lợi, bình an.

Bài và ảnh: Kiều Huyền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]