(vhds.baothanhhoa.vn) - Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần rất lớn vào việc giáo dục chính trị tư tưởng, thay đổi, xóa bỏ những quan điểm lạc hậu, hủ tục đã ăn sâu vào trong lối sống, suy nghĩ từ bao đời nay của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tạo điều kiện để mọi người sáng tác, biểu diễn những tiết mục văn nghệ mang đặc thù riêng với từng vùng, miền của mình, qua đó phát huy vai trò của người dân trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong khu dân cư...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng

Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần rất lớn vào việc giáo dục chính trị tư tưởng, thay đổi, xóa bỏ những quan điểm lạc hậu, hủ tục đã ăn sâu vào trong lối sống, suy nghĩ từ bao đời nay của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tạo điều kiện để mọi người sáng tác, biểu diễn những tiết mục văn nghệ mang đặc thù riêng với từng vùng, miền của mình, qua đó phát huy vai trò của người dân trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong khu dân cư...

Vĩnh Long là một trong những xã có hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Cùng với CLB Tuồng Vĩnh Long, CLB Chèo làng Xuân Áng trong những năm qua đã và đang thu hút được nhiều hội viên tham gia. Nơi đây từ lâu đã trở thành mái nhà chung của những người đam mê bộ môn nghệ thuật chèo. Hơn 10 năm thành lập, vượt lên tất cả những khó khăn, các thành viên của CLB đã chung sức, chung lòng, có nhiều cách làm hay để duy trì và phát triển bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Đó là để CLB ngày càng hoạt động có hiệu quả, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, các thành viên đã tự nguyện đóng góp kinh phí, đồng thời kêu gọi xã hội hóa mua sắm trang thiết bị, trang phục biểu diễn.

Trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc thì cùng với CLB Chèo làng Xuân Áng, các CLB Chèo Cẩm Hoàng (Vĩnh Quang), CLB Chèo chải Vĩnh Thành, CLB Ca trù Vĩnh Ninh,... cũng đang hoạt động thường xuyên và có hiệu quả.

Ông Đặng Hùng Thắng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Vĩnh Lộc cho biết: Nhờ thực hiện tốt việc tuyên truyền, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, đến nay 100% xã, thị trấn trong huyện có đội văn nghệ và CLB hoạt động thường xuyên. Nhiều CLB, đội văn nghệ đã đầu tư trang phục và đạo cụ, chủ động sáng tác kịch bản, dàn dựng các chương trình. Nhiều tiết mục được dàn dựng công phu, có chiều sâu được biểu diễn trong nhiều ngày lễ kỷ niệm quê hương, đất nước; các sự kiện chính trị từ tỉnh, huyện đến xã. Thành viên của CLB, có cả những nghệ nhân cao tuổi, người có uy tín tại cộng đồng dân cư, những người đã và đang công tác ở nhiều đơn vị khác nhau. Đó cũng là những người nông dân chân lấm tay bùn nhưng đều có niềm đam mê nghệ thuật, am hiểu về những bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương. Ở các CLB này cũng đã có sự kế cận của lớp trẻ trong việc tìm hiểu bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Điều đáng trân trọng ở họ, đó là các thành viên tham gia trong CLB chủ yếu bằng niềm đam mê, sự nhiệt huyết mà họ không đòi hỏi bất kỳ đồng công nào.

Phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển.

Tại huyện Hà Trung, cùng với nguồn kinh phí từ ngân sách, hàng năm huyện cũng chú trọng làm tốt công tác xã hội hóa trong hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hiện nay huyện có 65 CLB, đội, nhóm văn nghệ quần chúng hoạt động dưới hình thức xã hội hóa. Bình quân số tiền vận động từ công tác xã hội hóa đạt 100 - 150 triệu đồng/năm cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Tiêu biểu là hoạt động văn hóa văn nghệ ở các xã: Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Bắc, Hà Lai, Hà Toại. Công tác xã hội hóa đã và đang từng bước tạo động lực để phát triển và duy trì thường xuyên phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng tại huyện Hà Trung, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo tinh thần ngày càng cao của nhân địa phương.

Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng đã và đang có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân tỉnh Thanh. Toàn tỉnh hiện có 5.590 nhà văn hóa, 4.650 đội văn nghệ quần chúng ở 27 huyện, thị, thành phố; mỗi tổ, đội quần chúng có từ 20 đến 30 hạt nhân văn nghệ là các diễn viên không chuyên, cán bộ nghỉ hưu, đoàn viên, thanh niên, người lao động của địa phương. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng trăm buổi biểu diễn và các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ được tổ chức đều đặn từ tỉnh xuống cơ sở, thu hút sự tham gia đông đảo tầng lớp nhân dân. Ở hầu hết các ngành và địa phương trong tỉnh, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng được tổ chức đa dạng về hình thức, phong phú hấp dẫn về nội dung, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương trong các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm, sự kiện trọng đại.

Khẳng định rằng để thực hiện tốt các phong trào văn hóa văn nghệ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân, cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, với nhiệm vụ của mình Trung tâm Văn hóa tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với trung tâm văn hóa các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai nhiều chương trình, nhiệm vụ nhằm duy trì tốt các hoạt động văn nghệ. Tiêu biểu như đưa vào mô hình mẫu các đội văn nghệ quần chúng các CLB văn nghệ, đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật, liên kết với các đơn vị tổ chức sự kiện để tổ chức những hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó đầu tư nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật; tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của địa phương. Không ngừng đổi mới việc tổ chức các hoạt động tại chỗ để thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho cán bộ cơ sở, đồng thời chú trọng việc xây dựng, đào tạo đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ có chuyên môn nghiệp vụ giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển và thị hiếu của xã hội...

Với truyền thống lịch sử cùng vốn văn hóa truyền thống đa dạng phong phú ở mỗi vùng miền, và với những kết quả đạt được đó sẽ là động lực để phong trào văn hóa văn nghệ xứ Thanh ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng là nền tảng tinh thần, là động lực để thúc đẩy KT-XH phát triển.

Phương Anh


Phương Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]