(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ ngày 20 - 22/8, tại TP Hải Phòng, Hội đồng Lý luận Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đã tổ chức hội nghị tập huấn Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lý, lãnh đạo văn học, nghệ thuật dành cho các địa phương, đơn vị khu vực phía Bắc. Đây là lần thứ 18 hội nghị được tổ chức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lý, lãnh đạo văn học nghệ thuật

Từ ngày 20 - 22/8, tại TP Hải Phòng, Hội đồng Lý luận Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đã tổ chức hội nghị tập huấn Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lý, lãnh đạo văn học, nghệ thuật dành cho các địa phương, đơn vị khu vực phía Bắc. Đây là lần thứ 18 hội nghị được tổ chức.

Hội nghị Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lý, lãnh đạo văn học, nghệ thuật diễn ra sôi nổi với nhiều vấn đang đặt ra trong thực tế VHNT.

Tham dự hội nghị có 252 học viên đến từ 29 tỉnh, thành phố, đơn vị và hội chuyên ngành. Hội nghị tập trung làm rõ nội dung của 5 chuyên đề chính do các Giáo sư, Tiến sĩ, Nghệ sĩ, người làm chuyên môn có uy tín trong từng lĩnh vực trực tiếp đứng lớp giảng dạy: Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật; Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Tình hình Sân khấu hiện nay – vấn đề và giải pháp; Tình hình Điện ảnh hiện nay - vấn đề và giải pháp; Định hướng xây dựng và phát triển lý luận văn học, nghệ thuật.

Một số vấn đề được đặt ra tại hội nghị như việc nâng cao trình độ nhận thức thẩm mỹ cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, tăng cường hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở nhất là khu vực nông thôn, niền núi, biên giới, hải đảo để rút ngắn khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng miền; Tăng cường tính chiến đấu của mảng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, nhất là của các đơn vị chủ quản nhằm kịp thời đấu tranh với những sai trái.

Hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật có xu hướng thương mại hóa nặng tính giải trí mà hạ thấp chức năng giáo dục, ít tác phẩm có giá trị cao về tưu tưởng, nghệ thuật, nhân văn; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa chưa đúng tầm, thiếu chính sách cụ thể có tính đột phá. Thị trường văn hóa manh mún, nhỏ lẻ, thiếu minh bạch, sức cạnh tranh kém, có dấu hiệu bị sản phẩm công nghiệp văn hóa nước ngoài lấn lướt; câu chuyện về việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật còn thiếu tính chiến lược dài hại…

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, nhiều mâu thuẫn mới nảy sinh, thậm chí có những xung đột giữa nhận thức cũ – mới, quyền lợi – vật chất…nhưng sân khấu vẫn chỉ “quanh quẩn” với những đề tài về quá khứ, lịch sử hoặc đời sống hằng ngày với những mâu thuẫn cá nhân vụn vặt. Sân khấu đang trong cơ chế thị trường nhưng chưa nắm được quy luật thị trường dẫn đến bế tắc. Sân khấu công lập và xã hội hóa có một số ít nương theo các yếu tố giải trí như đồng tính, kinh dị, hài, né tránh hiện thực xã hội… dẫn đến việc đánh mất sức hút riêng của sân khấu đối với công chúng.

Ở câu chuyện điện ảnh, mặc dù đã đạt được một số thành tựu song cùng với đó là không ít vấn đề tồn tại. Nội lực của điện ảnh Việt Nam chưa mạnh, đội ngũ làm điện ảnh tại các cơ sở điện ảnh nhà nước thiếu trầm trọng và dần mai một. Việc cổ phần hóa các hãng phim ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động điện ảnh, nhiều phim xa rời cuộc sống… Tất cả những vấn đề còn tồn tại , hạn chế và đòi hỏi phát triển của văn học, nghệ thuật đặt ra trách nhiệm nhà quản lý, nhà nghiên cứu, người làm chuyên môn và cả xã hội.

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!