(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ điển thành ng ữ, tục ngữ Việt - Hán  (Nguyễn Văn Khang - NXB Văn hóa Sài Gòn – 2008), là cuốn từ điển đối chiếu các đơn vị thành ngữ và tục ngữ có nghĩa giống nhau trong tiếng Việt và tiếng Hán. Sách này cho rằng, thành ngữ “ ngu như bò ” và “ ngu như lợn ” trong tiếng Việt đồng nghĩa với  Liêu Đông chi thỉ - 遼東之豕 ( Lợn trắng Liêu Đông ) trong tiếng Hán. Tuy nhiên, đây là cặp thành ngữ Việt và Hán hoàn toàn không đồng nghĩa với nhau.

“Ngu như bò” và “Lợn trắng Liêu Đông”

Từ điển thành ng ữ, tục ngữ Việt - Hán (Nguyễn Văn Khang - NXB Văn hóa Sài Gòn – 2008), là cuốn từ điển đối chiếu các đơn vị thành ngữ và tục ngữ có nghĩa giống nhau trong tiếng Việt và tiếng Hán. Sách này cho rằng, thành ngữ “ngu như bò” và “ngu như lợn” trong tiếng Việt đồng nghĩa với Liêu Đông chi thỉ -遼東之豕 (Lợn trắng Liêu Đông) trong tiếng Hán. Tuy nhiên, đây là cặp thành ngữ Việt và Hán hoàn toàn không đồng nghĩa với nhau.

“Ngu như bò” và “Lợn trắng Liêu Đông”

Trong tiếng Việt, thành ngữ “ngu như bò”, “ngu như lợn”, hay “dốt như bò”, ý chỉ sự dốt nát, đần độn, học hành kém cỏi, không có khả năng tiếp thu; trong khi thành ngữ Hán "Liêu Đông chi thỉ" lại ý chỉ kiến văn hạn hẹp, hiểu biết nông cạn, thấy gì cũng cho là kỳ lạ.

Thành ngữ Liêu Đông chi thỉ, hay Liêu Đông bạch thỉ, vốn xuất phát từ tích Bành Sủng thời Tây Hán, có công đốc suất vận lương, khi Hán Quang Vũ vây đất Hàm Đan, nhưng sau lại không được Quang Vũ trọng thưởng, nên rất bất mãn. Quang Vũ đế biết vậy, nên hỏi ý kiến quan châu mục là Chu Phù. Vốn không ưa, và có xích mích với Bành Sủng, nên Chu Phù tâu lời dèm pha, rồi nhân đó gửi cho Bành Sủng bức thư với ý sỉ nhục, ví công lao của ông này chẳng khác nào “Liêu Đông chi thỉ”.

Hán ngữ đại từ điển trích lời Chu Phù gửi Bành Sủng, và giảng như sau: “Liêu Đông chi thỉ: Hậu Hán thư – Chu Phù truyện. Xưa ở Liêu Đông có con lợn nái đẻ ra một con lợn đầu trắng. Chủ nhân cho là dị thường, liền đem tiến vua. Khi đến đất Hà Đông mới thấy một đàn lợn toàn những con đầu trắng. Người này lấy làm xấu hổ quay về. Nếu đem công lao của ông (tức Bành Sủng - HTC) mà luận ở triều đình, thì cũng giống như con lợn ở Liêu Đông mà thôi (ý Chu Phù nói công lao kiểu như Bành Sủng không có gì đặc biệt, không có gì đáng để ý - HTC). Sau này thành ngữ "Liêu Đông chi thỉ" chỉ người kiến thức nông cạn, kiến văn hạn chế, thấy gì cũng lạ.” [nguyên văn: 遼東豕 “後漢書 - 朱浮傳”:“往時遼東有豕,生子白頭,異而獻之,行至河 東, 見群豕皆白, 懷慚而還. 若以子之功 論於朝廷, 則為 遼東 豕也.” 後以 “遼東豕” 指知識淺薄, 少見多怪].

Lỗi này do tác giả bê nguyên cách hiểu sai từ sách Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán (Trung tâm Khoa học và Nhân văn Quốc gia - Viện Ngôn ngữ học; Như Ý - Nguyễn Văn Khang - Phan Xuân Thành, NXB Văn hóa Thông tin – 1994), mà Nguyễn Văn Khang là đồng tác giả. Sách này giải thích như sau: “Liêu đông chi thỉ : Ngu độn, kém hiểu biết, ví như con lợn của Liêu Đông vậy”.

Con lợn của Liêu Đông” là con lợn gì? Và tại sao nó lại ngu hơn những con lợn khác? Dù là Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán, nhưng rõ ràng đây là cách “giải thích” vu vơ, không đến nơi đến chốn.

Như vậy, thành ngữ “Liêu Đông chi thỉ” trong tiếng Hán, có chăng gần nghĩa với “ếch ngồi đáy giếng” (kiến văn hạn hẹp), chứ không thể đồng nghĩa với “ngu như bò”, “ngu như lợn” trong tiếng Việt.

Lý Thủy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]