(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhằm thúc đẩy phát triển phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao (TCVHTT).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều điểm sáng xây dựng thiết chế văn hóa

Nhằm thúc đẩy phát triển phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao (TCVHTT).

Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa tạo không gian để khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống ở Thiệu Hóa. (Ảnh: Thu Thủy)

Ông Trần Văn Phượng - Trưởng phòng VHTT huyện Nông Cống, cho biết: Xác định rõ xây dựng hệ thống TCVHTT phải đi đôi với phát huy hiệu quả thiết chế, thời gian qua, huyện đã tập trung cao độ thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp nhằm phát huy tốt giá trị của các TCVHTT, tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân được hưởng thụ. Theo đó, huyện chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức quản lý các TCVHTT phát huy vai trò tự quản của cộng đồng đối với sự nghiệp giữ gìn, phát triển văn hóa; từng bước sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ từ huyện tới xã; chủ động tổ chức các loại hình văn hóa như hội diễn, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp để thu hút mọi lứa tuổi và các tầng lớp xã hội tham gia sinh hoạt văn hóa, coi mỗi thiết chế văn hóa là một địa chỉ thân thuộc gắn bó với người dân. Các làng, thôn tiêu biểu trong phong trào xây dựng làng, thôn văn hóa là: Đông Cao (Trung Chính), Văn Đôi (Hoàng Giang), Cương Quyết (Tế Lợi), Yên Minh (Trường Sơn), làng Hậu Áng (Công Liêm)... Đến hết năm 2018, 100% làng, thôn, tiểu khu trên địa bàn huyện đã khai trương xây dựng văn hóa

Cũng nhờ đó, toàn huyện Nông Cống hiện có trên 290 nhà văn hóa làng, thôn, tiểu khu, 17 nhà văn hóa xã, thị trấn và 1 trung tâm văn hóa - thể dục thể thao cấp huyện, 33 sân bóng đá, 237 khu thể thao thôn, làng, 330 sân bóng chuyền, 120 sân cầu lông, 2 nhà tập luyện thi đấu, 70 bàn bóng bàn và 2 sân quần vợt. Hầu hết các TCVHTT đều phát huy được tính năng, tác dụng, phục vụ có hiệu quả việc hội họp, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT... từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của người dân.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn huyện có 100% số xã, thị trấn có Trung tâm VH-TT đạt chuẩn; 100% nhà văn hóa (NVH) - khu TT thôn, trong đó có 80% đạt chuẩn, từng bước nâng mức hưởng thụ VHVN, TDTT của người dân, HĐND huyện Thiệu Hóa, đã ban hành nghị quyết về hỗ trợ cho việc xây dựng NVH - khu TT thôn là 100 triệu đồng/nhà, trung tâm VH-TT xã là 500 triệu đồng/trung tâm. Ngoài việc đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương còn đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động TDTT nhằm huy động sự đóng góp, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống TCVHTT cơ sở.

Do vậy, từ năm 2015 đến tháng 3/2019 đã có 52 công trình (33 NVH, 19 trung tâm VH-TT) được huyện hỗ trợ đầu tư xây dựng, với tổng kinh phí ước tính trên 113 tỷ đồng. Việc huy động các nguồn lực đầu tư khác xây dựng TCVH tiếp tục được đẩy mạnh. Tại các địa phương, nhân dân đã huy động, đóng góp được hàng tỷ đồng để xây dựng NVH, sân TT, khu vui chơi trẻ em và hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động VHVN, TDTT... Đến nay, toàn huyện đã có 19/28 hội trường Trung tâm VH - TT và 142/218 NVH - khu TT thôn đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VH,TT&DL; 28 sân vận động đảm bảo kích thước theo tiêu chuẩn; 7 nhà luyện tập thi đấu và hàng trăm sân cầu lông, sân bóng chuyền hơi.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]