(vhds.baothanhhoa.vn) - Xứ Thanh - vốn được biết đến là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, gắn liền với từng nhân vật, giai đoạn lịch sử. Trong đó, không thể không nhắc đến hệ thống chùa, chiền, miếu mạo, với hàng loạt bia, tượng, sắc phong, câu đối, thơ đề... nằm rải rác trên mảnh đất “đặc biệt” này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những ngôi chùa linh thiêng, độc đáo bậc nhất xứ Thanh

Xứ Thanh - vốn được biết đến là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, gắn liền với từng nhân vật, giai đoạn lịch sử. Trong đó, không thể không nhắc đến hệ thống chùa, chiền, miếu mạo, với hàng loạt bia, tượng, sắc phong, câu đối, thơ đề... nằm rải rác trên mảnh đất “đặc biệt” này.

(tiếp theo và hết)

Lối kiến trúc cổ độc đáo

Nằm trên địa bàn xã Văn Lộc (Hậu Lộc) tuổi đời gần 900 năm tuổi (thời nhà Lý), chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh hiện là ngôi chùa xây dựng từ thời Lý ở xứ Thanh còn lại hiện nay. Theo sử sách ghi chép, chùa do Chu Thiện Hạo, giữ chức Thông phán quận Cửu Chân, đứng ra đốc thúc xây dựng.

Chùa hiện có 3 gian chính xây gạch lợp ngói, thờ Phật với hơn 20 bức tượng, trong đó có 3 ngôi Pháp Bảo bằng gỗ vào loại lớn, đẹp và cổ nhất. Cả 3 ngôi đặt trên bệ đá hoa sen, tạo tác công phu, bệ đá có kiến trúc từ thời nhà Lý.

Cuốn “Những thắng tích xứ Thanh” có ghi trong chùa hiện có vài bản khắc gỗ, chữ triện lớn bằng bức liễn câu đối, gọi là Hải Hội (ấn tín nhà Phật) dùng in lên vải, giấy ban cho Phật tử để chon cúng thi hài người chết... Trước cửa chùa có một số phiến đá hình khối vuông sử dụng làm bờ thềm, có chạm hình rồng nổi, mềm mại... (là tác phẩm nghệ thuật thời Lý rất quý hiếm còn lại ngày nay).

Trong chùa có chiếc chuông cỡ lớn nặng 600kg được đúc vào năm Nhâm Thìn, niên hiệu Gia Long thứ 11 (1812). Đặc biệt, trong chùa còn lưu giữ một số di vật bằng gốm, có hoa văn thời Lý...

Một góc chùa Sùng Nghiêm, làng Duy Tinh, xã Văn Lộc, Hậu Lộc.

Nằm trên dãy Bàn A Sơn - núi Vồm (xã Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa), có ngôi chùa cổ tên Đại Hùng (chùa Vồm). Theo Đại Nam nhất thống chí, không biết chùa xây dựng từ khi nào, chỉ biết phía trước chùa có bia đá, dựng đời Lê Quang Thuận, văn bia bị rêu phủ mờ, phía sau chùa có bình phong đá, khắc ba chữ lớn “Sa lung biển” do Trần Tiến là Đô ngự sử thời Lê khắc.

Nét độc đáo của ngôi chùa là bức tượng Phật bằng đá khắc đục trực tiếp ở vách núi Bàn A, cao 6m, đây được xem là tác phẩm điêu khắc vô cùng giá trị, độc đáo cho đến ngày nay.

Chùa Vồm lấy tên một nhân vật huyền thoại là ông Vồm - người khổng lồ, có sức mạnh phi thường. Ông Vồm từng đọ tài với ông Bưng nhưng bị thua. Ông Vồm chạy đến đây, thấy ông Bưng, bèn trốn vào bụi cây, nhưng vì cái mũi to, chìa ra ngoài, bị ông Bưng búng chết. Xác ông Vồm biến thành núi Vồm.

Theo tích xưa, xung quanh chùa Vồm là vùng đất đắc địa, nơi sinh ra 18 Quận công. Vị quận công thứ 18 rời làng từ nhỏ, sau khi vinh quy trở về, dân làng không rõ lai lịch, đón tiếp lạnh nhạt. Tức giận, ông sai lính đắp một con đường cánh cung đâm thẳng vào làng, cắt đứt mạch công hầu khanh tướng, nên từ đó dân làng không ai đỗ đạt làm quan nữa...

Nằm trong cụm di tích Quang Trung - Lạch Bạng (thôn Thanh Nan, xã Hải Thanh, Tĩnh Gia), không biết xây dựng từ khi nào, ngôi chùa cổ kính “Đót Tiên” tọa lạc trên khoảng đất cao, rộng cây cối quanh năm xanh mát. Chùa hiện có 26 tượng Phật cổ, tạc bằng gỗ quý. Trải qua biến cố thăng trầm của thời gian, chùa vẫn giữ được một số sắc phong và một chiếc “mõ” bằng đồng khá lớn, có niên đại thời Nguyễn, tượng liễu Hạnh có niên đại thời Cảnh Hưng thế kỷ XVIII, một chiếc chuông đồng có tên “Đót Tiên chung tự (chuông chùa Đót Tiên), đúc năm Minh Mạng thứ nhất (1820)...

Chùa Giáng - ngôi chùa cổ xứ Thanh

Chùa được xây dựng từ thời vua Trần Duệ Tông, nằm dưới chân núi Đốn Sơn (nay thuộc Khu phố 3, TT Vĩnh Lộc), được xem là ngôi chùa cổ, gắn liền với nhiều huyền tích.

Truyền thuyết kể lại rằng, triều vua Lê Duệ Tông, giặc Chiêm Thành đem quân cướp phá, quấy nhiễu dân ta, năm đó đích thân vua thân chinh dẹp giặc, trên đường qua dãy núi Đốn Sơn, đêm đó vua nằm mộng có một đám mây vàng tựa như dải lụa ẩn hiện rất kỳ lạ. Vua bàng hoàng tỉnh giấc, đem chuyện lạ kể cho quân tướng, mọi người cho là điềm lành, liền lập đàn tế tạ trời đất, đem quân thảo phạt. Trong lúc chiến trận bất phân thắng bại, bỗng trời tối sầm, mây đen ù ù kéo đến, sấm chớp rền vang một vùng. Trong không trung xuất hiện đám mây vàng tựa lúc vua nằm mộng, quân Chiêm Thành thấy thế hoảng loạn, quân ta thừa thắng đánh tan quân Chiêm...

Khải hoàn trở về, vua sắc lệnh cho dân lập một ngôi chùa nhỏ ngay khu vực tế lễ năm xưa, đồng thời đặt tên chùa theo ý nghĩa đám mây là Tường Vân (tức chùa Giáng).

Chùa có vị thế thuận về sông, núi, tụ khí, trải qua thời gian, chùa nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, đến nay vẫn giữ lối kiến trúc cổ kính ban đầu. Năm 2009, chùa Giáng được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]