Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài cuối): Quan tâm chỉnh trang cảnh quan môi trường
Về Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) những ngày mùa thu tháng 9, chúng tôi không chỉ được tham dự Lễ hội Lam Kinh mang đậm dấu ấn văn hoá thời kỳ Hậu Lê, mà còn được trải nghiệm một không gian du lịch với cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.
Tổ vệ sinh môi trường dọn vệ sinh khuôn viên Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Bà Bùi Ánh Tuyết, Phó Trưởng Ban quản lý Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng Khu di tích và chia sẻ: Những năm gần đây Lam kinh tạo sức hút đối với du khách đến tham quan, trải nghiệm không chỉ nhờ bởi những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mà còn bởi không gian cảnh quan môi trường xanh mát quanh năm.
Nơi đây là một quần thể rộng lớn 200 ha gồm núi, sông, hồ, khe suối, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, khu rừng đặc dụng với nhiều loài cây quý, thu hút chim muông về sinh sống. Chính vì vậy, cùng với phát triển du lịch tâm linh, sinh thái, Ban quản lý đã chú trọng phát triển du lịch xanh để thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
Để làm được điều đó, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã trang bị thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác vệ sinh môi trường, như bố trí hệ thống thùng rác hợp lý, đảm bảo mỹ quan trong khu di tích, thân thiện với môi trường, trồng bổ sung cây bản địa cùng nhiều loại hoa, cây cảnh, chăm sóc, cắt tỉa, tạo tán cây làm đẹp cho khuôn viên...
Ngoài ra, cán bộ Ban quản lý thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân sống xung quanh khu di tích chấp hành nghiêm các quy định về quản lý, bảo vệ di tích và khu vực rừng của di tích; đồng thời triển khai ký cam kết với các hộ dân đang sinh sống xung quanh thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên và phòng chống cháy rừng.
Tổ vệ sinh môi trường quét dọn hằng ngày, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp cho Khu di tích Lam Kinh.
Đến khu lăng mộ Vua Lê Thánh Tông, chúng tôi cảm nhận rõ không khí lao động nhộn nhịp của những công nhân vệ sinh môi trường đang trang trí các chậu hoa tươi, chăm sóc cây cảnh… Bà Lê Thị Thọ, tổ trưởng tổ vệ sinh môi trường cho biết: Để tạo nên diện mạo một khu di tích, một điểm du lịch xanh - sạch - đẹp, đón chào du khách đến tham quan, dâng hương, tổ vệ sinh môi trường được giao nhiệm vụ thực hiện dọn dẹp vệ sinh, tổ chức thu gom, xử lý và tập kết rác thải đúng nơi quy định, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, các cây cổ thụ và quét dọn đường đi trong khu di tích.
Bên cạnh các hoạt động từ phía đơn vị quản lý, ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường của mỗi người dân khi tham gia hoạt động văn hóa tại khu di tích cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, Ban quản lý di tích đã tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và du khách khi đến với Lam Kinh.
Với các khẩu hiệu thân thiện như: “Bạn hãy cùng tôi chăm sóc, giữ gìn di tích sạch đẹp”, “Nếu bạn vô tình xả rác chúng tôi sẽ là người thu gom” cùng sự hướng dẫn chu đáo của cán bộ, nhân viên Ban quản lý đã tạo hiệu ứng tốt, từ đó tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Bà Nguyễn Thị Hoa, du khách đến từ TP Thanh Hoá, cho biết: "Mỗi lần cùng gia đình đến Lam Kinh tham quan, tôi đều ấn tượng bởi cảnh quan xanh tươi, mát mẻ ở đây. Được hướng dẫn viên, cán bộ Ban quản lý khu di tích tuyên truyền về việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường, tôi cũng như hầu hết du khách đều có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của cảnh quan, khuôn viên và sự tôn nghiêm của di tích.
Không gian xanh của Khu di tích lịch sử Lam Kinh tạo cho du khách cảm giác thân thiện, gần gũi với thiên nhiên.
Xác định để du lịch phát triển bền vững thì việc tạo dựng môi trường du lịch xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện với du khách là một trong những yếu tố có tính quyết định. Bởi vậy, trong thời gian tới, Ban quản lý Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh tiếp tục tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức, tránh nhiệm của người dân, du khách trong bảo vệ môi trường, giữ gìn không gian khu di tích; đồng thời, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, chỉnh trang cảnh quan tất cả các tuyến đường trong khu di tích, phục vụ khách tham quan.
Đặc biệt, Ban quản lý tổ chức cho các hộ kinh doanh trong khu vực di tích, các hộ dân sinh sống xung quanh khu di tích ký cam kết giữ gìn cảnh quan và vệ sinh môi trường, không lấn chiếm hành lang, vỉa hè làm nơi bán hàng; phối hợp với các ngành, đoàn thể, các trường học trên địa bàn, tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử, bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh di tích.
Nguyễn Đạt
{name} - {time}
- 2023-12-03 14:34:00
Nền kinh tế chia sẻ thay vì băn khoăn hãy ủng hộ
- 2023-12-03 13:25:00
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 3-12-2023
- 2022-09-23 11:15:00
Thượng thư Lương Hữu Khánh: Người con “ưu tú” của Bảng nhãn Lương Đắc Bằng
Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 3): Ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy du lịch ở Lam Kinh
Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 2): Định hướng trở thành trọng điểm của du lịch Thanh Hóa
Phát huy giá trị di tích Lam Kinh gắn với phát triển du lịch (Bài 1): Điểm đến tâm linh hấp dẫn bậc nhất xứ Thanh
Bùi Hoàng Dương và sự đánh cược với hội họa
Đến Tốt Động hiểu thêm về kế nghi binh của nghĩa quân Lam Sơn
Miếu điện Lam Kinh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh - Dấu tích còn lại và giá trị vĩnh hằng
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - Dấu tích còn lại và giá trị vĩnh hằng: (Bài 1) - Từ chiều sâu quá khứ
Đền Lê trên đất Bố Vệ