(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm trong Quần thể Khu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu, đình làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc), là một công trình văn hóa - kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử.

Phát huy giá trị Khu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu (Bài 2): Đình làng Phú Điền - Công trình mang đậm dấu ấn lịch sử

Nằm trong Quần thể Khu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu, đình làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc), là một công trình văn hóa - kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử.

Phát huy giá trị Khu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu (Bài 2): Đình làng Phú Điền - Công trình mang đậm dấu ấn lịch sử

Toàn cảnh Đình làng Phú Điền

Với người dân ở làng Phú Điền, dù không còn nhiều người nhớ chính xác thời gian hình thành của ngôi đình, song ai ai cũng đều biết sự tồn tại của ngôi đình gắn với Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa của Vua Bà; là nơi để người dân làng thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với Bà Triệu - Thành hoàng làng, người đã bảo hộ, che chở cho dân làng suốt bao năm qua.

Đình làng Phú Điền án ngữ trên khu đất cao, ngay tại vị trí đắc địa nhất của làng, hướng Tây Nam nhìn ra núi Tùng, nơi có lăng mộ Bà Triệu. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: thời gian đầu đình làng được xây dựng ngoài rìa làng. Sau khi đình cũ bị hư hại, vào thời Nguyễn, Nhân dân đã lựa chọn thế đất cao giữa làng, góp tiền, góp sức xây dựng đình làng và gìn giữ đình làng đến ngày nay.

Phát huy giá trị Khu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu (Bài 2): Đình làng Phú Điền - Công trình mang đậm dấu ấn lịch sử

Lễ rước kiệu từ đình làng Phú Điền đến Khu di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu.

Đình được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh xảo, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân thời bấy giờ. Khuôn viên đình thoáng đãng, xanh mát, nổi bật với Nghi môn được xây dựng theo kiến trúc tứ trụ bằng vật liệu đá xanh nguyên khối, có 3 cửa vào nằm đối diện với tòa đại đình. Cột tứ trụ có dáng hình trụ, chân đế kiểu chân quỳ, trên gần đỉnh trụ có lồng đèn, bốn mặt có khắc tứ linh, trên đỉnh gắn hình chim phượng lật và tượng nghê chầu - những linh vật thuần bản sắc văn hóa Việt. Đình được xây dựng theo lối cấu trúc hình chữ Đinh quy mô bề thế với 5 gian và 6 vì kèo gỗ. Bộ khung vì được cấu tạo 5 hàng cột chiều ngang và 6 hàng cột chiều dọc, hiên ngang chống đỡ toàn bộ hệ thống mái, tạo cho đình dáng dấp bề thế và vững chãi. Cấu trúc vì kèo theo kiểu “giá chiêng, chồng rường, kẻ bẩy theo cặp đối xứng”.

Tiền đường có cấu kiện kiến trúc được chạm trổ khá tinh xảo với nhiều mảng điêu khắc truyền tải những thông điệp giàu ý nghĩa. Các vì kèo được chạm trổ công phu, hài hòa theo phong cách chạm lộng, chạm bong, chạm nổi, chạm chìm. Hoa văn chạm trổ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống Nho giáo với yếu tố dân gian trong bộ tứ linh: long, ly, quy, phượng hay cá chép hóa rồng, các con giống, hoa và ấn tượng hơn cả là những bức chạm trổ thể hiện đời sống, tư duy, tinh thần đoàn kết của người dân làng Phú Điền xưa. Nhà Hậu cung được xây dựng theo lối kiến trúc 3 gian 2 chái cùng các vì kèo gỗ kiểu “giá chiêng, chồng rường, kẻ bẩy”.

Theo thông lệ hàng năm, gần ngày giỗ của Bà Triệu, từ mùng 1 đến 24-2 âm lịch, bà con trong làng đều chuẩn bị lễ vật đầy đủ gồm các loại bánh, hoa quả, xôi, gà mang ra đình và đền thờ để dâng lễ tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của Vua Bà. Việc tổ chức lễ hội, đặc biệt vào những năm chẵn, được làng chuẩn bị rất cẩn thận, long trọng và thường kéo dài từ ngày 19 đến hết 23-2 mới làm lễ yên vị.

Vào chính lễ, tại đình làng không chỉ diễn ra các nghi lễ truyền thống mà người dân còn tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc của làng Phú Điền như: nấu cơm thi, đánh đu dây, đánh cờ người... Ngoài ra, vào ngày 2-10 âm lịch hàng năm (tương truyền là ngày sinh của Bà Triệu), người dân làng Phú Điền tổ chức Lễ cơm mới, mừng ngày bà sinh.”.

Trải qua thời gian, đình làng Phú Điền không chỉ mang ý nghĩa về mặt lịch sử, công trình kiến trúc mà còn là một kho tàng chứa đựng giá trị văn hóa và tín ngưỡng của người dân địa phương. Qua đó, thể hiện niềm tự hào và trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống mà cha ông ta đã để lại.

Nhóm PV CT - XH


Nhóm PV CT - XH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]