(vhds.baothanhhoa.vn) - Có vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, thời gian qua đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh không chỉ phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mà họ còn là những lớp người am hiểu truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mình và ngày đêm trăn trở, tìm cách gìn giữ cho thế hệ sau.

Phát huy vai trò của người có uy tín trong bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

Có vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, thời gian qua đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh không chỉ phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mà họ còn là những lớp người am hiểu truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mình và ngày đêm trăn trở, tìm cách gìn giữ cho thế hệ sau.

Phát huy vai trò của người có uy tín trong bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

Nhờ phát huy vai trò của người uy tín nên nhiều làn điệu dân ca, dân vũ trên địa bàn huyện Lang Chánh được duy trì và phát triển.

Trăn trở trước việc số bà con dân tộc Dao Thanh Hóa biết chữ Nôm Dao còn rất ít, ông Phùng Quang Du - người có uy tín ở khu phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc đã dày công nghiên cứu và truyền dạy lại chữ Nôm Dao cho thế hệ trẻ.

Ban đầu, việc vận động bà con học chữ Nôm Dao rất khó khăn. Nhưng bằng sự kiên trì, không ngừng nỗ lực của ông Du, đến nay đã có 6 lớp học chữ Nôm Dao được mở.

Ông Phùng Quang Du cho biết: “Từ khi được Đảng, Nhà nước và tỉnh quan tâm tới việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết, văn hóa truyền thống của dân tộc Dao nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung, bà con ở đây rất phấn khởi. Từ đó, bà con luôn có ý thức và thái độ tích cực học tập, tiếp cận chữ Nôm Dao, nhằm bảo tồn tri thức, di sản văn hóa của dân tộc trước nguy cơ mai một”.

Phát huy vai trò của người có uy tín trong bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

Ông Phùng Quang Du - người có uy tín ở khu phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc đã dày công nghiên cứu và truyền dạy lại chữ Nôm Dao cho thế hệ trẻ.

Sau thời gian dài bị mai một, đến năm 2001 lễ hội Cầu Yên - một lễ hội truyền thống tổ chức ngày 15 tháng Giêng hàng năm của bà con dân tộc Mường ở thôn Sông Mã, xã Điền Lư, huyện Bá Thước mới được khôi phục lại. Với cương vị là Bí thư chi bộ, trưởng thôn, người có uy tín, trong nhiều năm qua ông Hà Xuân Cường đã tìm tòi, tiếp tục nghiên cứu những giá trị văn hóa trong lễ hội, vận động bà con khôi phục các điệu hát, múa, nhạc cụ mang bản sắc văn hóa truyền thống.

Hiện tỉnh Thanh Hóa có trên 1.329 người có uy tín, trong đó đa số người có uy tín đều am hiểu và giữ vai trò nòng cốt trong việc khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhờ đội ngũ am hiểu, trách nhiệm này, rất nhiều làn điệu dân ca, dân vũ, tiếng nói, chữ viết, làng nghề, trò chơi dân gian trên địa bàn tỉnh đã được khôi phục và phát triển.

Phát huy vai trò của người có uy tín trong bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

Người có uy tín đang góp phần vào việc bảo tồn, phát huy nghề dệt thổ cẩm ở Bá Thước.

Khi đời sống phát triển, văn hóa đang có sự giao thoa mạnh mẽ thì những đóng góp của đội ngũ người có uy tín trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là rất đáng ghi nhận. Bởi việc làm thiết thực này không chỉ giúp lớp trẻ thêm yêu mến, trân trọng nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn giáo dục lòng tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]