(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Lễ hội Cầu Ngư (xã Ngư Lộc, Hậu Lộc) diễn ra thường niên từ ngày 22 -24/2 (ÂL) là lễ hội văn hóa tâm linh truyền thống của người dân địa phương. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của ngư dân Ngư Lộc, đồng thời, cũng là lễ hội lớn nhất và đặc trưng nhất vùng ven biển xứ Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sẽ có nhiều điểm mới trong Lễ hội Cầu Ngư năm 2017

(VH&ĐS) Lễ hội Cầu Ngư (xã Ngư Lộc, Hậu Lộc) diễn ra thường niên từ ngày 22 -24/2 (ÂL) là lễ hội văn hóa tâm linh truyền thống của người dân địa phương. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của ngư dân Ngư Lộc, đồng thời, cũng là lễ hội lớn nhất và đặc trưng nhất vùng ven biển xứ Thanh.

Tương truyền, lễ hội Cầu Ngư ở vùng Diêm Phố xưa và Ngư Lộc nay xuất hiện từ thời Lê, trải qua nhiều thế kỷ vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị. Lễ hội là dịp ngư dân vùng biển Ngư Lộc tưởng nhớ công đức to lớn của các vị thần, Phật. Đồng thời cầu cho quốc thái, dân an, biển lặng sóng êm, mưa thuận gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá… Thông qua nhiều hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội như: Tế lễ, lễ rước Long Châu, các trò chơi, trò diễn dân gian… đã tái hiện không gian văn hóa truyền thống, tái hiện các phong tục tập quán cũng như các nghi thức, nghi lễ truyền thống của một làng cổ ven biển.

Lễ hội Cầu Ngư (xã Ngư Lộc, Hậu Lộc).

Để chuẩn bị cho lễ hội, Ban Văn hóa, Ban quản lý cụm di tích xã Ngư Lộc đã xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, đồng thời phân công 9 tiểu ban phụ trách từng nội dung công việc cụ thể trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Ngoài phần lễ với các nghi thức như: rước, tế, đọc chúc văn,biểu diễn trống hội, dâng hương… làm theo nghi lễ tâm linh truyền thống do các cụ để lại thì phần hội của lễ hội Cầu Ngư năm nay sẽ có thêm trò Diễn xướng chầu văn, hò đối nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc như: thi câu mực, đan lưới, đánh tùm, hát ghẹo, đua thuyền…

Ông Nguyễn Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban tổ chức lễ hội Cầu Ngư, xã Ngư Lộc cho biết: Mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội Cầu Ngư năm nay đã được hoàn tất. Sẵn sàng cho một lễ hội vui tươi, lành mạnh thể hiện được nét tín ngưỡng tâm linh và sắc thái văn hóa của nhân dân Diêm Phố xưa và Ngư Lộc ngày nay.

Nhằm bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di sản văn hóa phi vật thể của lễ hội Cầu Ngư, hiện nay, chính quyền, nhân dân xã Ngư Lộc cùng các ngành chức năng của tỉnh đang đề nghị Bộ VH,TT&DL đưa Lễ hội Cầu Ngư của người dân Ngư Lộc vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]