(vhds.baothanhhoa.vn) - "Sống sao trong thời đại số?” là cuốn sách hợp tác giữa nhà khoa học công nghệ và chuyên gia quan hệ đối ngoại hàng đầu của Mỹ. Eric Schmidt là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của thung lũng Silicon và Jared Cohen - nguyên cựu cố vấn hai đời bộ trưởng ngoại giao Mỹ. Hai người đã cùng nhau luận giải những vấn đề mà con người vừa mong đợi, vừa e dè với các kịch bản rất kịch tính vừa tốt lẫn xấu về cái gọi là: cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi thế nào khi công nghệ phát triển và khi nhân thân ảo của chúng ta ngày càng trở nên thật hơn trong khía cạnh cơ bản nhất cuộc sống.

Sống sao trong thời đại số?

"Sống sao trong thời đại số?” là cuốn sách hợp tác giữa nhà khoa học công nghệ và chuyên gia quan hệ đối ngoại hàng đầu của Mỹ. Eric Schmidt là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của thung lũng Silicon và Jared Cohen - nguyên cựu cố vấn hai đời bộ trưởng ngoại giao Mỹ. Hai người đã cùng nhau luận giải những vấn đề mà con người vừa mong đợi, vừa e dè với các kịch bản rất kịch tính vừa tốt lẫn xấu về cái gọi là: cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi thế nào khi công nghệ phát triển và khi nhân thân ảo của chúng ta ngày càng trở nên thật hơn trong khía cạnh cơ bản nhất cuộc sống.

Sống sao trong thời đại số?

Điều thú vị của cuốn sách là các tác giả suy ngẫm về việc một sự kết nối mạng có ý nghĩa gì với các quốc gia, các công dân và các xung đội. Đúng là, công nghệ làm lợi và công nghệ cũng lấy lại điều gì đó.

Mục đích của cuốn sách là mô tả những cách thức mà thế giới ảo có thể tác động để làm thế giới thật trở nên tốt đẹp hơn, tệ hơn hay đơn giản là khác đi. “Đôi khi hai thế giới này sẽ ràng buộc lẫn nhau, đôi khi chúng xung đột lẫn nhau, đôi khi chúng làm gia tăng, thúc đẩy và làm tồi tệ hơn những hiện tượng tồn tại trong thế giới kia để rồi một sự khác biệt về lượng sẽ trở thành sự khác biệt về chất”.

Dưới góc độ của một nhà khoa học máy tính, giám đốc kinh doanh và người kia là chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại, hai tác giả đã đi đến một quan điểm: Câu trả lời không phải được xác định sẵn. Tương lai luôn được định hình bởi cách thức cả tổ chức, cá nhân, cộng đồng, Nhà nước đảm nhận những trách nhiệm mới của mình.

Điều cốt yếu, theo khẳng định của nhóm tác giả: Đây là một cuốn sách nói về tầm quan trọng của các chính sách định hướng của con người trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Bởi xét đến cùng, với tất cả những khả năng mà công nghệ truyền thông mang lại, việc sử dụng chúng vào mục đích nào hoàn toàn phụ thuộc vào con người.

Ngay từ chương 1, nhóm tác giả đã luận giải về “cái tôi của chúng ta trong tương lai”. Tin tốt là công nghệ và tiện ích của nó có thể làm cho cuộc sống con người chất lượng hơn, khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống cũng đa dạng, dễ dàng hơn và công bằng hơn. Tin chưa vui là không phải mọi tin tức đều là tin tốt lành. “Những ai có thể lèo lái giỏi trong thế giới đa chiều kích này sẽ là những người thành công trong tương lai”.

Tiếp đến chương 2, nhóm tác giả đã đưa ra những dữ liệu thuyết phục về cách mạng dữ liệu, thương mại, giáo dục sức khỏe và hệ thống pháp luật trở nên minh bạch, hiệu quả và dân chủ hơn khi các thể chế quan trọng đồng ý tham gia vào kỷ nguyên kỹ thuật số. Nhân thân lúc này vừa là món quà quý, vừa là món hàng đắt của công dân trong tương lai, ngày càng hiện hữu chủ yếu trên thế giới mạng. Lời khuyên thông thái của tác giả đó là: Thông tin muốn được tự do, đừng viết bất cứ thứ gì bạn không muốn nó được sử dụng làm bằng chứng chống lại bạn ở tòa án hay bị đem in trên trang đầu của một tờ báo.

Chương 3 mô tả khá sống động các Nhà nước sẽ tương tác với nhau thế nào và với công dân của họ ra sao. Mỗi Nhà nước sẽ có luật pháp, chuẩn mực văn hóa và hành vi riêng, tuy vậy có những khái niệm hoàn toàn mới mà tất cả Nhà nước đều phải thích ứng như: “Nhà nước ảo”, “kỹ thuật số và chiến tranh mạng”, “chiến tranh mật mã mới”. Do vậy, điều cần làm là mỗi quốc gia sẽ phải thực hiện hai bản đánh giá riêng biệt, một cho thế giới thật và một cho thế giới ảo...

Cuốn sách là sự hợp tác gần 3 năm giữa một nhà khoa học, kinh doanh công nghệ hàng đầu của Mỹ và chuyên gia về an ninh, đối ngoại cho các ngoại trưởng Mỹ. Trong một luận điểm tham vọng kết luận cuốn sách, nhóm tác giả cho rằng: Đây là sự va chạm của các nền văn minh, một nền văn minh thật và một nền văn minh ảo. Kết quả là sẽ xuất hiện một thế giới đa chiều kích, có thể còn chưa hoàn hảo nhưng bình đẳng hơn, minh bạch hơn và thú vị hơn những gì con người có thể tưởng tượng.

Công nghệ, kết nối có thể ngăn chặn hành vi ngang trái, sự đau khổ và tàn phá trong thế giới này. Đó chính là thông điệp tích cực và lạc quan của nhóm tác giả. Và điều có trách nhiệm hơn từ phía mỗi công dân, tổ chức, Nhà nước đó là: Thông qua sự bình đẳng về cơ hội công nghệ thì chúng ta có thể đặt quyền lực vào tay mỗi một cá nhân và tin rằng từ khởi đầu đó, họ sẽ đi tiếp những bước tiếp theo.

Nói như ai đó, công nghệ đang dần hiện thực hóa ước mơ của con người, vậy thì hãy để ước mơ cao đẹp đó dẫn lối với niềm tin tích cực nhất và bằng hành động được khai mở từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người. Hiểu biết đầy đủ, toàn diện và căn cốt về kỷ nguyên mà chúng ta đang sống, chính là đã định hình dần một con đường để con người sống hữu ích và trách nhiệm trong thời đại số! Có lẽ đó chính là cơ duyên mà Eric Schmidt và Jared Cohen gặp nhau từ mùa thu năm 2009 và tạo nên cuốn sách này!

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]