Chiều 21.6, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội thảo khoa học “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật”. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã dự và phát biểu tại hội thảo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

Chiều 21.6, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội thảo khoa học “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật”. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã dự và phát biểu tại hội thảo.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Hội thảo có sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ các Cục, vụ thuộc Bộ VHTTDL; các Sở VHTT, Sở VHTTDL cùng nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật (VHNT) trong cả nước.

Các đại biểu đã cùng thảo luận nhiều nội dung liên quan đến những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực VHNT, những thách thức và giải pháp cũng như việc nắm bắt cơ hội để phát triển các ngành trong lĩnh vực VHNT phù hợp với xu thế.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh: Từ cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa. Và ngành văn hóa bây giờ là một ngành công nghiệp, nó tạo ra giá trị, tạo ra vật chất chứ không đơn thuần chỉ là ngành vui chơi giải trí như trước đây mà chúng ta từng suy nghĩ.

Bộ trưởng mong muốn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và quản lý về lĩnh vực VHNT tham dự hội thảo sẽ có nhiều ý kiến, đóng góp để ngành VHNT phát triển trong thời đại công nghiệp 4.0. Theo Bộ trưởng, khi thảo luận cần xét ở hai góc độ: một là ở góc độ ngành VHNT truyền thống, là yếu tố xây dựng vẻ đẹp con người, đạo đức xã hội; hai là xem ngành văn hóa là một ngành công nghiệp. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, văn hóa là một ngành công nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn trong GDP như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp...

“ Cùng với những tác động đến sự phát triển của lĩnh vực VHNT, thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực VHNT. Do đó, chúng ta cũng sẽ phải thay đổi để thích ứng dần với thời đại”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói.

Nhiều đại biểu là các chuyên gia, nhà nghiên cứu và quản lý trong lĩnh vực VHNT tham dự hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Phương Hòa, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL) đã đề cập đến những thế mạnh và điểm yếu của ngành VHNT Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo bà Hòa, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nơi thế giới đã trở thành một “làng toàn cầu”, tiêu thụ những món ăn chung được sản xuất hàng loạt, thì nhu cầu tìm đến các khác biệt trở thành một xu hướng. Việt Nam có thể tận dụng yếu tố “bản sắc” để tạo dấu ấn đặc trưng cho thương hiệu quốc gia. “Với hơn 20 di sản được UNESCO tôn vinh, hàng nghìn di tích, lễ hội văn hóa dân gian và sự giàu có của trí thức truyền thống, Việt Nam cần có phương thức khai thác giá trị kinh tế từ di sản văn hóa một cách bền vững và theo một cách đổi mới sách tạo để tạo được lợi thế cạnh tranh với các quốc gia khác”,bà Nguyễn Thị Phương Hòa nhấn mạnh.

Xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng khiến lĩnh vực VHNT đối mặt với nhiều bất lợi. Trong đó, hiện nay tình trạng vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong môi trường số diễn ra phổ biến. Chưa hình thành được thói quen sử dụng hàng hóa, sản phẩm văn hóa có bản quyền, làm ảnh hưởng đến động lực sáng tạo của nghệ sĩ và quyết định đầu tư của nhà sản xuất.

Nhằm khai thác thế mạnh của di sản trong thời đại công nghệ số, GS.TS Trương Quốc Bình, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia cho rằng: mặc dù Nhà nước đã rất quan tâm đến việc nghiên cứu phát hiện, quản lý những di sản này nhưng cho đến nay, công việc quản lý kho tàng di sản văn hóa Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, cần xây dựng cơ sở dữ liệu ngành di sản văn hóa (bao gồm di sản văn hóa phi vật thể; di sản văn hóa vật thể). Đồng thời ứng dựng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam như mở rộng việc triển khai dự án thông tin địa lý GIS tại các khu di tích; bảo quản, tu sửa di tích và di vật bằng phương tiện và công nghệ hiện đại; ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tạo lập và khai thác chức năng trung tâm thông tin của bảo tàng và di tích, trong việc tổ chức hệ thống trưng bày của bảo tàng...

Không riêng ở lĩnh vực di sản văn hóa, nhiều đại biểu đã tập trung thảo luận vào những tác động của công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, bảo tàng, thư viện...

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị, sau hội thảo lần này, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cần nghiên cứu tổ chức các hội thảo chuyên sâu về tác động của công nghiệp 4.0 đến từng lĩnh vực cụ thể, để các chuyên gia cùng thảo luận sâu hơn, đóng góp những ý kiến cho sự phát triển tích cực của từng lĩnh vực.

Ngày 4.5.2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 3888/QĐ-BVHTTDL (ngày 19.10.2017) về kế hoạch thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Tiếp đó, ngày 28.11.2017, Bộ trưởng tiếp tục ban hành Quyết định số 4610/QĐ-BVHTTDL về việc định hướng danh mục sản phẩm chủ lực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; xác định một số sản phẩm trong lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, di sản văn hóa và thư viện sẽ được tập trung đầu tư, ứng dụng công nghệ để phát triển.

Theo baovanhoa.vn


Theo baovanhoa.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]