Thạch Thành nâng cao chất lượng thôn, khu phố văn hóa
Việc nâng cao chất lượng thôn, khu phố văn hoá góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong phú, đa dạng, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người dân; đồng thời phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư.
Xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành tổ chức Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2022.
Chủ trương xuyên suốt trong xây dựng làng văn hoá
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phát động phong trào xây dựng Làng văn hoá, từ năm 1997 Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thành đã ban hành nghị quyết và các văn bản chỉ đạo công tác này, chọn 6 làng cổ của huyện để tổ chức khai trương xây dựng làng văn hóa.
Đền thờ Tống Duy Tân, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành.
Ngày 11-11-2021 UBND huyện Thạch Thành tiếp tục ban hành Quyết định số 4412/QĐ-UBND về nâng cao chất lượng thôn, khu phố văn hoá trên địa bàn huyện đến năm 2025. Ngày 24-12-2021, HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 40 về việc hỗ trợ kinh phí năm 2022 thực hiện một số nội dung Đề án “Nâng cao chất lượng thôn, khu phố văn hóa trên địa bàn huyện Thạch Thành đến năm 2025”. Hằng năm, UBND huyện Thạch Thành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án.
Sau hơn 20 năm, việc xây dựng thôn, làng, khu phố văn hóa đã trở thành phong trào rộng khắp, thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân các dân tộc trong huyện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp, các ngành, địa phương, các tầng lớp Nhân dân đối với phong trào đã góp phần tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
Giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng thôn, khu phố văn hoá
Tại thôn Ngọc Long, xã Ngọc Trạo, công trình nhà văn hoá vừa hoàn thành và chuẩn bị khai trương. Được biết, sau một thời gian sử dụng, nhà văn hoá cũ đã xuống cấp, cũng chưa có sân chơi thể thao, trang thiết bị phục vụ nhu cầu của Nhân dân. Từ nguồn kinh phí của Nhà nước và nguồn xã hội hóa, nhà văn hoá thôn Ngọc Long được tu sửa, xây mới một số hạng mục, tạo nên diện mạo mới cho làng quê và cũng là niềm vui của tất cả người dân trong thôn.
Người dân thi đấu bóng chuyền tại Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch lần thứ I năm 2022 xã Ngọc Trạo.
Thời gian qua xã Ngọc Trạo luôn quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng thôn, làng văn hoá, tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng thôn, khu phố văn hoá giai đoạn 2021-2025, đặc biệt thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng thôn, khu phố văn hóa trên địa bàn huyện Thạch Thành đến năm 2025”, huyện Thạch Thành đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng. Trong đó, huyện chú trọng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và Nhân dân về vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào xây dựng thôn, khu phố văn hóa; Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, trong đó hỗ trợ xây mới, nâng cấp, cải tạo nhà văn hoá tại các thôn, khu phố. Giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội tiêu biểu gắn với bảo tồn không gian văn hóa làng truyền thống. Quan tâm xây dựng thôn văn hóa tại những địa phương có tiềm năng về phát triển du lịch để xây dựng mô hình sản phẩm OCOP về du lịch. Đồng thời, nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hoá.
Năm 2022 huyện Thạch Thành xây dựng thí điểm thôn văn hoá có nhiều di sản văn hoá phi vật thể, cảnh quan đẹp, trong đó bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch tại thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai đề án Đề án “Nâng cao chất lượng thôn, khu phố văn hóa trên địa bàn huyện Thạch Thành đến năm 2025”, năm 2022 huyện đã xây mới, sửa chữa 10 nhà văn hoá thôn vùng cao, có điều kiện khó khăn, dự kiến về đích thôn nông thôn mới; xây dựng thí điểm mô hình thôn văn hoá có nhiều di sản văn vật thể, phi vật thể tiêu biểu, có cảnh quan thiên nhiên đẹp để nhân rộng trong toàn huyện. Đặc biệt, huyện đã có chủ trương bảo tồn, phục dựng, phát huy Lễ hội đua thuyền tại thôn 1 (làng Cổ Tế), xã Thạch Long; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch tại thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm; thành lập các CLB thêu hoa văn truyền thống trang phục Mường, cồng chiêng và các đội văn nghệ cộng đồng phục vụ du lịch; tôn tạo, tu bổ, gìn giữ và phát huy giá trị, vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử - văn hóa gắn với Lễ hội Đình Sồi, xã Thành Minh.
Với những giải pháp thiết thực, cụ thể, chất lượng thôn, khu phố văn hoá trên địa bàn huyện Thạch Thành ngày càng được nâng lên. Từ 6 mô hình đầu tiên vào năm 1997, đến tháng 9-2022 huyện Thạch Thành đã có 144/199 thôn, khu phố đạt danh hiệu văn hoá. Huyện phấn đấu đến năm 2025 có 70% số thôn, khu phố đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa; 77% số thôn văn hóa đạt chuẩn nông thôn mới; 3,5% số thôn văn hóa đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 95% số thôn, khu phố có nhà văn hóa - khu thể thao đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 88% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Thảo Nguyên
{name} - {time}
- 2023-09-22 10:51:00
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 22-9-2023
- 2023-09-21 13:13:00
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 21-9-2023
- 2022-10-11 11:07:00
Quan Hoá với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
Bá Thước kết nối giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống tại các điểm du lịch
Tục “bắt vợ” của đồng bào Mông: Đừng để tục “bắt vợ” song hành với tảo hôn
Thái úy Tô Hiến Thành: Một đời hiếu trung
Tục “bắt vợ” của đồng bào Mông: Xây dựng nếp sống văn hóa, vận động bài trừ biến tướng của tục “bắt vợ”
Người giữ “hồn” văn hóa Dao
Di tích lịch sử nghè Đồi Sao có nguy cơ trở thành phế tích
Giữ gìn nét văn hóa truyền thống giữa đô thị hiện đại
Tục “bắt vợ” của đồng bào Mông: Nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số
Về Ích Hạ thăm đền thờ Lê Phụng Hiểu