(vhds.baothanhhoa.vn) - Là một trong những ngôi đền cổ nhất xứ Thanh, đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) mang vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của một công trình kiến trúc cổ xưa.

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Là một trong những ngôi đền cổ nhất xứ Thanh, đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) mang vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của một công trình kiến trúc cổ xưa.

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Hoàng đế Lê Đại Hành (941-1005), húy là Lê Hoàn, sinh ra tại trang Kẻ Xốp, huyện Di Phong Châu Ái (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân).

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Trong cuộc đời 64 năm với 10 năm làm Thập đạo tướng quân, 24 năm làm vua, Lê Đại Hành hoàng đế đã lãnh đạo quân dân Đại Cồ Việt phá Tống, bình Chiêm, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước hưng thịnh.

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Lê Đại Hành khi cai trị đã cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam.

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Theo một số tài liệu còn lưu lại, sau khi Vua Lê Đại Hành mất, người dân làng Trung Lập đã dựng ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre, nứa lá trên nền nhà cũ mẹ con Vua từng sống để phụng thờ. Sau khi được trùng tu (khoảng thế kỷ XVII), đền thờ có được vóc dáng hoàn chỉnh như hiện nay.

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Di tích kiến trúc nghệ thuật đền Lê Hoàn nằm trong hệ thống di tích Quốc gia, là một quần thể những công trình kiến trúc thờ tự tưởng nhớ liên quan đến Lê Hoàn và những bậc sinh thành, nuôi dưỡng ông như: Nền Sinh thánh (nơi sinh Lê Hoàn), lăng Quốc mẫu (nơi chôn cất mẹ Lê Hoàn), lăng Hoàng Khảo (nơi chôn cất cha Lê Hoàn), lăng mộ Lê Đột (nơi chôn cất cha nuôi Lê Hoàn).

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Đền được xây dựng theo kiến trúc chữ Công, có sân rồng, các nhà tiền đường, trung đường, hậu cung cùng với hệ vì kèo đặc trưng: giá chiêng, chồng rường, kèo góc theo lối dầm đỡ chống nóc tạo nên sự liên kết vững chắc cho tổng thể ngôi đền.

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Đền thờ còn bảo tồn được hệ thống các mảng chạm khắc như: chạm thủng, chạm nổi, chạm bong với đề tài phong phú và đa dạng, cùng những bức phù điêu, con giống làm bằng đất nung của thế kỷ XVIII đã tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc của di tích.

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Đặc biệt, tám đầu đao của nhà tiền đường và hậu cung đều được gắn hình mặt hổ phù bằng đất nung uốn theo độ cong của đầu đao, phủ gần hết bờ nóc là hình lưỡng long chầu nguyệt, đầu hồi được chạm trổ hoa lá tinh vi...

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Có thể nói, nhờ lối kiến trúc truyền thống cùng nghệ thuật trang trí đặc sắc, mà đền thờ Lê Hoàn được đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cổ, đẹp và độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay. Năm 2018, đền thời Lê Hoàn được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Cùng với lối kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, đền thờ Lê Hoàn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý, trong đó nổi bật là 2 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII. Một bia nhỏ dựng năm 1601 do Phùng Khắc Khoan soạn, khắc ghi ruộng đất hương hỏa thờ cúng Vua nhà Tiền Lê. Bia thứ hai là “Lê Đại Hành Hoàng đế miếu điện bia” soạn năm 1626, khắc ghi công đức, sự nghiệp của Vua Lê Đại Hành trong thời gian trị vì.

Thăm đền thờ vị vua khai sáng vương triều Tiền Lê

Những hàng chữ Hán, cùng nhiều họa tiết được khắc, chạm trổ công phu, tinh xảo trên thân bia còn thể hiện tài năng của các nghệ nhân thời bấy giờ, có ý nghĩa quan trọng đối với nghệ thuật điêu khắc Việt Nam.

Hoài Thu – Thu Hà


Hoài Thu – Thu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]