Thị xã Bỉm Sơn: Quan tâm trùng tu, tôn tạo di tích gắn với phát triển du lịch
Là địa phương có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, thời gian qua, để giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, thị xã Bỉm Sơn đã chú trọng, quan tâm tới công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích. Qua đó, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người dân mà còn kiến tạo những điểm đến du lịch thu hút đông du khách.
Đền Sòng điểm đến tâm linh thu hút du khách.
Hiện nay, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 15 di tích lịch sử, danh thắng đã được xếp hạng. Trong đó, có 9 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp Quốc gia gồm: Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, đình Làng Gạo, đền Cây Vải, đồi Ông Đùng, động Cửa Buồng, đường Thiên Lý, đèo Ba Dội, hồ Cánh Chim; và 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
Xác định tầm quan trọng của công tác tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các di tích, hàng năm, UBND thị xã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn lập báo cáo đánh giá về công tác quản lý, bảo vệ, tu bổ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn; rà soát tiến độ thực hiện các dự án trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa; thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý di tích, sắp xếp bài trí nội thất đồ thờ, tiếp nhận công trình, đồ thờ, hiện vật do các tổ chức, cá nhân, du khách thập phương cung tiến cho các di tích theo đúng quy hoạch và thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc được cơ quan chuyên môn thẩm định, thỏa thuận, phê duyệt hồ sơ và cho phép.
Những năm qua đền Sòng được quan tâm trùng tu, tôn tạo.
Từ năm 2016 đến nay, công tác tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp di tích đã được các cấp chính quyền đẩy mạnh triển khai thực hiện và nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Nhân dân trong và ngoài địa bàn. Tính đến nay, đã có 8 lượt di tích lịch sử - văn hóa được xây dựng, tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí 44 tỷ 25 triệu đồng; có 7/8 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng; 1 dự án đang tiếp tục triển khai thực hiện.
Ngoài việc đầu tư từ ngân sách Nhà nước, từ năm 2016 đến nay, UBND thị xã đã kêu gọi xã hội hóa được 24 tỷ 587 triệu đồng để trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn, như: Dự án đầu tư xây dựng chùa Khánh Quang, Dự án trùng tu, tôn tạo đền Sòng Sơn; và tu bổ, tôn tạo di tích đồi Ông Dùng và di tích động Cửa Buồng.
Các di tích trên địa bàn sau khi được tu bổ, tôn tạo đi vào hoạt động tốt, ngày càng phát huy giá trị, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về tham quan, chiêm bái góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tin ngưỡng và văn hóa tâm linh, nhất là các di tích trọng điểm như: Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, chùa Khánh Quang.
Cùng với đó, tại các địa điểm có di tích, hàng năm mỗi dịp xuân về luôn diễn ra các hoạt động tín ngưỡng và văn hóa dân gian rất đa dạng, phong phú như các lễ hội, diễn xướng dân gian, trình diễn các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian, và các hoạt động thể thao nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các di tích lịch sử - văn hóa.
Trong thời gian tới, để gìn giữ và phát huy giá trị của di sản, song song với việc bố trí ngân sách để trùng tu, tôn tạo di tích, thị xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá tuyên truyền để Nhân dân trong tỉnh, khách tham quan du lịch trong nước và bạn bè quốc tế biết đến các di tích lịch sử - văn hóa ngày một nhiều hơn.
Nguyễn Đạt
{name} - {time}
- 2023-11-28 15:02:00
Lý giải thành công của Á vương Lê Hữu Đạt tại Mister Global 2023
- 2023-11-28 14:26:00
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 28-11-2023
- 2022-11-18 09:24:00
Nghệ sĩ trẻ nỗ lực gìn giữ nghệ thuật tuồng
Về Hải Lộc thăm nghè thờ tứ vị Thánh nương
Bảng nhãn Phạm Thanh: “Quốc triều Á trạng” thời Nguyễn
Trí thông minh cảm xúc: Từ hiểu đến làm chủ
Trong không gian văn hóa đất cổ Kẻ Neo
Xã Vân Sơn nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đời sống văn hoá
Để có thể “khai thác” quá khứ
Đề xuất các phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Hoa Thương Hội Quán
Bao giờ tư duy màu mè trong trùng tu, tôn tạo di tích mới bị loại bỏ?
Những nàng tiên trên thớ gỗ