(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm ở trung tâm xứ Thanh có nhiều di tích, danh thắng, điểm đến hấp dẫn, là “bàn đạp” để Thiệu Hóa phát triển loại hình du lịch về nguồn.

Thiệu Hóa và hướng phát triển du lịch về nguồn

Nằm ở trung tâm xứ Thanh có nhiều di tích, danh thắng, điểm đến hấp dẫn, là “bàn đạp” để Thiệu Hóa phát triển loại hình du lịch về nguồn.

Thiệu Hóa và hướng phát triển du lịch về nguồn

Trên vùng đất Thiệu Hóa hiện còn nhiều di tích lịch sử, văn hóa góp phần vào việc phát triển du lịch, nghiên cứu về đất và người nơi đây.

Thiệu Hóa - vùng đất cổ, một địa danh nổi tiếng của xứ Thanh, là nơi giao thoa, hội tụ của thiên nhiên sông núi, gắn các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của cư dân Việt Cổ thuộc nền văn hóa Đông Sơn.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, vùng “địa linh nhân kiệt” này đã sản sinh nhiều anh hùng, danh nhân văn hóa của dân tộc, trong đó phải kể đến Tể tướng Vãn Hà Nguyễn Quán Nho, nhà sử học Lê Văn Hưu, danh tướng Đinh Lễ…

Trong bức tranh lịch sử đầy biến động, cùng sự phát triển không ngừng của đời sống vật chất và tinh thần của người dân, những công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, văn hóa luôn là một phần trong di sản văn hóa do Nhân dân sáng tạo ra. Đó không chỉ là những “ pho sử lộ thiên”, các công trình kiến trúc này còn hội tụ các giá trị văn hóa - nghệ thuật đặc sắc mang đậm đặc trưng của vùng đất.

Theo thống kê, toàn huyện có 44 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 6 di tích cấp Quốc gia, 38 di tích cấp tỉnh mang đậm giá trị của vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa, trong đó phải kể đến như: Đền thờ, lăng mộ Lê Văn Hưu, chùa Hương Nghiêm, hầm làm việc và chỉ huy của Thường trực Uỷ ban hành chính tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1964 - 1972, đền Trà Đông (Thiệu Trung); đền thờ Nguyễn Quán Nho, Đinh Lễ (Thị trấn Vạn Hà); di chỉ khảo cổ núi Đọ (Tân Châu); chùa Yên Lộ (Thiệu Vũ); chùa Vĩnh Phúc (Thiệu Nguyên); nhà ông Lê Công Thanh, Tô Đình Bảng, Lê Huy Toán, xã Thiệu Toán (nơi diễn ra Hội nghị Tỉnh ủy quyết định Tổng khởi nghĩa năm 1945); nhà đồng chí Vương Xuân Cát, xã Thiệu Tiến (nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Thiệu Hóa ngày 10-7-1930)…

Những di tích này được xem là “mỏ vàng” vô giá để phát triển loại hình du lịch về nguồn, đồng thời cũng là nguồn tư liệu quý để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ sau này.

Với lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch về nguồn gắn với các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng kết nối các làng nghề truyền thống, HĐND huyện Thiệu Hóa đã ban hành Nghị quyết số 114/NQ-HĐND, ngày 20-12-2020 thông qua Quy hoạch xây dựng, phát triển du lịch huyện sau năm 2030 trở thành điểm trung chuyển, kết nối phát triển du lịch cho khu vực TP. Thanh Hóa, Sầm Sơn và cả khu vực miền núi phía Tây của tỉnh. Trong đó tập trung phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh, về nguồn, du lịch trải nghiệm, khám phá…

Thiệu Hóa và hướng phát triển du lịch về nguồn

Một góc đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho, thị trấn Vạn Hà

Để phát huy hết tiềm năng, lợi thế, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, trước hết huyện Thiệu Hóa cần có chiến lược cụ thể, với những bước đi phù hợp với điều kiện, thế mạnh vốn có của vùng. Trên cơ sở lập quy hoạch tổng thể và chi tiết các điểm, tuyến du lịch, xây dựng quảng bá các sản phẩm du lịch có thương hiệu; tăng cường công tác nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các điểm lưu trú, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, cần chú trọng gắn kết, phát huy vai trò của người dân trong quá trình tham gia phát triển du lịch, để họ được hưởng lợi từ phát triển du lịch…

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]