(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và 1 trong 5 chương trình phát triển kinh tế của tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong những năm qua huyện Thọ Xuân đã tập trung khai thác thế mạnh, phát huy các giá trị di tích - danh thắng trên địa bàn phát triển du lịch. Cùng với đó là việc ban hành đề án "Phát triển du lịch huyện Thọ Xuân giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030" sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thọ Xuân: Phát huy giá trị di tích - danh thắng

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và 1 trong 5 chương trình phát triển kinh tế của tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong những năm qua huyện Thọ Xuân đã tập trung khai thác thế mạnh, phát huy các giá trị di tích - danh thắng trên địa bàn phát triển du lịch. Cùng với đó là việc ban hành đề án "Phát triển du lịch huyện Thọ Xuân giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030" sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa.

Thọ Xuân là huyện có bề dày lịch sử văn hóa, nơi phát tích của hai triều Tiền Lê và Hậu Lê. Hiện nay toàn huyện có 6 di tích cấp quốc gia, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 48 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh đó còn có nhiều làng nghề với những sản phẩm có giá trị, nhiều lễ hội đặc sắc, trò chơi dân gian và ẩm thực độc đáo.

Vị trí giao thông của Thọ Xuân đặc biệt thuật lợi, là cửa ngõ nối liền đồng bằng với trung du miền núi, tạo cơ hội cho giao thương, phát triển kinh tế giữa các vùng miền. Cùng với đó là việc ra đời của Cảng Hàng không Thọ Xuân được nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế nên nơi đây đã trở thành trung tâm phát triển kinh tế lớn của tỉnh và cả nước.

Với thế mạnh trên, 5 năm qua, Thọ Xuân đã từng bước thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TW và chương trình phát triển du lịch của tỉnh. Do đó các di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được quản lý và từng bước trùng tu, tôn tạo, nâng cấp, bảo tồn, nhất là di tích tâm linh, di tích cách mạng, các lễ hội, trò diễn phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân và thu hút khách du lịch. Nhiều di tích đã trở thành điểm đến hấp dẫn, mỗi năm đón hàng ngàn lượt khách về tham quan, vãn cảnh như: Khu di tích Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, trò diễn Xuân Phả, lễ hội kì phúc các làng...

Trò diễn Xuân Phả tại Lễ hội Lam Kinh 2019.

Đối với trò Xuân Phả được mời lưu diễn phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh. Theo đó Thọ Xuân cũng đã phát triển mạnh các làng nghề, sản phẩm truyền thống nổi tiếng thị trường: Bưởi Luân Văn, cam Xuân Thành, bánh gai Tứ Trụ, bánh răng bừa Xuân Lập, nem chua Xuân Bái... Đây là những món quà quý giá mỗi khi du khách về lễ hội mang theo những sản phẩm địa phương làm quà cho người thân và gia đình.

Vì thế, lượng khách về với Thọ Xuân ngày càng tăng. Nếu năm 2015 đón được 80.000 lượt khách thì năm 2018 lên 275.170 lượt khách, tăng 3,2 lần và chiếm hơn 3,3% tổng số khách du lịch của tỉnh trong năm này. Nguồn thu du lịch từ đó tăng lên đáng kể, mỗi năm đạt từ 6 - 8 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2020, mặc dù dịch Covid - 19 có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch. Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác phòng, chống dịch, Thanh Hóa đã khống chế được dịch bệnh, các lĩnh vực, ngành nghề dần phục hồi, khởi sắc. Tại huyện Thọ Xuân, các hoạt động du lịch tại các điểm tham quan đã đón khách trở lại, đặc biệt là lễ hội Lam Kinh và Lê Hoàn...

Để có được kết quả trên, Thọ Xuân đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối các điểm du lịch, phát triển các cơ sở lưu trú, nhà hàng khách sạn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kết nối các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Đồng thời tiếp tục tạo điều kiện thu hút các công ty về đầu tư, phát triển du lịch. Từ đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.

Trong giai đoạn tiếp theo, Thọ Xuân sẽ phát triển du lịch gắn liền với phát triển cơ cấu kinh tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của huyện. Trong đó, tiếp tục chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị - xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch... Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đón được 428.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8%/năm; đến năm 2030 đón được 765.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng đạt 13%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 15.000 lượt...

Minh Phương


Minh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]