Trên đất Vạn Lộc
Với lịch sử hình thành, phát triển hàng nghìn năm, làng Vạn Lộc (Đông Ninh, Đông Sơn) được sử sách ngợi ca là một làng “Văn vật danh hương” - truyền thống hiếu học và tinh thần thượng võ song hành. Làng cổ Vạn Lộc còn được ví như “mảnh ghép” nổi bật của vùng đất Đông Sơn “địa linh nhân kiệt”.
Sở dĩ Vạn Lộc được biết đến là vùng đất văn võ toàn tài là bởi: “Võ” - có danh tướng Nguyễn Chích - bậc khai quốc công thần thời Hậu Lê; “Văn” - có câu “Tứ Lệnh đồng khoa” với 4 anh em, chú cháu trong một gia đình cùng đỗ Hương cống trong một khoa thi. Điều đặc biệt, trong lịch sử khoa cử thời phong kiến, Vạn Lộc có đến 23 người đỗ ở kỳ thi Hương.
So với các làng trong vùng, đất Vạn Lộc khi xưa có địa thế tương đối thấp với nhiều đồng trũng, ao chuôm. Vì thế mới có câu “Ao Vạn Lộc, dọc Đồng Pho”. Cũng theo các cụ cao niên trong làng, Vạn Lộc trước đây từng nằm trong khu vực đóng trại của “Hoàng đế” Lê Ngọc. Đến khoảng thế kỷ thứ X, làng có tên Mạc Xá, rồi Mạc Lộc và thời nhà Trần mang tên Vạn Lộc.
Vào thế kỷ thứ XV, danh tướng Nguyễn Chích - người con của đất Vạn Lộc đã dấy binh khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của giặc Minh xâm lược. Về sau, ông “hội quân” cùng Bình Định Vương Lê Lợi và góp sức mình cho thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi mất, Nguyễn Chích được người dân địa phương lập đền thờ tưởng nhớ.
Nguyễn Chích được triều đình phong kiến sắc phong và Nhân dân địa phương suy tôn là “Phúc thần” của làng Vạn Lộc.
Ngày nay, khu lăng mộ Khai quốc công thần Nguyễn Chích trên quê hương Vạn Lộc vẫn được chính quyền và Nhân dân gìn giữ, chăm lo hương khói.
Văn bia “Quốc triều tá mệnh công thần bi” khắc ghi công đức của Nguyễn Chích được bảo vệ để hậu thế tưởng nhớ.
Làng Vạn Lộc có các dòng họ đến khai khẩn ruộng hoang, lập làng từ rất sớm. Trong đó, họ Ngô được biết đến như dòng họ đầu tiên đến đây “mở đất”. Nhớ ơn tiền nhân có công mở đất lập làng, đình làng Vạn Lộc ngoài việc thờ Thành hoàng làng, còn phối thờ ông tổ của các dòng họ...
Trải qua nhiều biến động, Vạn Lộc ngày nay ngoài những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ còn mang diện mạo thôn nông thôn mới đang từng ngày phát triển.
Khánh Lộc
{name} - {time}
- 2023-06-10 13:53:00
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 10-6-2023
- 2023-06-10 09:14:00
Làng cổ Hạc Oa
- 2022-10-12 11:20:00
Thạch Thành n âng cao chất lượng thôn, khu phố văn hóa
Quan Hoá với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
Bá Thước kết nối giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống tại các điểm du lịch
Tục “bắt vợ” của đồng bào Mông: Đừng để tục “bắt vợ” song hành với tảo hôn
Thái úy Tô Hiến Thành: Một đời hiếu trung
Tục “bắt vợ” của đồng bào Mông: Xây dựng nếp sống văn hóa, vận động bài trừ biến tướng của tục “bắt vợ”
Người giữ “hồn” văn hóa Dao
Di tích lịch sử nghè Đồi Sao có nguy cơ trở thành phế tích
Giữ gìn nét văn hóa truyền thống giữa đô thị hiện đại
Tục “bắt vợ” của đồng bào Mông: Nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số