(vhds.baothanhhoa.vn) - Đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, nhưng tại một số địa phương thì nơi đây đồng thời được xem là nhà văn hóa (NVH). Nên hay không xây dựng một NVH mới khi đã có đình làng, là điều mà cán bộ, đảng viên và người dân ở những địa phương này đang băn khoăn, trăn trở...

Từ đình làng đến nhà văn hóa: Đình làng đồng thời là nhà văn hóa!?

Đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, nhưng tại một số địa phương thì nơi đây đồng thời được xem là nhà văn hóa (NVH). Nên hay không xây dựng một NVH mới khi đã có đình làng, là điều mà cán bộ, đảng viên và người dân ở những địa phương này đang băn khoăn, trăn trở...

Từ đình làng đến nhà văn hóa: Đình làng đồng thời là nhà văn hóa!?Đình làng Phong Cốc, xã Xuân Minh (Thọ Xuân).

Gìn giữ nét xưa

Xã Hà Giang (Hà Trung) có 2/4 thôn có đình làng là Chánh Lộc và Quan Chiêm. Từ trước đến nay, 2 đình làng này vẫn được xem là NVH thôn. Đây không chỉ là nơi thờ cúng Thành hoàng làng mà còn là địa điểm sinh hoạt chi bộ, các đoàn thể và tổ chức hội nghị, hoạt động văn hóa, văn nghệ... Đặc biệt, 2 đình làng đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa, Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Còn ở xã Xuân Minh (Thọ Xuân), 3/5 thôn có đình làng và cũng được Nhân dân coi đây là NVH thôn. Trong đó, đình làng Phong Cốc đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Điều đáng nói, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các thôn nói trên vẫn muốn được tiếp tục sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong đình làng, không đề nghị xây dựng NVH với nhiều lý do, trong đó nhấn mạnh đến việc gìn giữ, phát huy giá trị đình làng. Theo ông Tống Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Hà Giang, 2 thôn Chánh Lộc và Quan Chiêm đều có quỹ đất đảm bảo xây dựng NVH, nhưng cán bộ, đảng viên và Nhân dân 2 thôn vẫn chọn đình làng là nơi sinh hoạt chung, không tách rời. Ông nói: “Qua tiếp xúc với Nhân dân, chúng tôi cũng cho rằng, đến thời điểm hiện tại đình vẫn sử dụng làm NVH thôn là phù hợp, vì Nhân dân đang tiếp tục giữ gìn truyền thống, không ảnh hưởng đến việc thờ phụng, tâm linh. Hơn nữa, điều kiện của Nhân dân 2 thôn này đang còn khó khăn, vì vậy rất hạn chế trong huy động kinh phí xây dựng NVH mới. Ngay như 2 thôn có NVH, dù xây dựng đã 5 năm nhưng đến nay bà con vẫn chưa trả hết nợ”. Ông Nguyễn Xuân Trường, Bí thư Chi bộ thôn Phong Cốc, xã Xuân Minh (Thọ Xuân), cũng cho rằng: “Lâu nay, các hoạt động, sự kiện đều diễn ra ở đình làng. Đến đình làng là tìm thấy sự ấm cúng, là nếp văn hóa của bà con, nên nếu để xây một NVH thì sẽ rất khó có sự đồng thuận của Nhân dân”.

Bồi đắp thêm giá trị mới

NVH là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của khu dân cư, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... NVH - khu thể thao thôn là 1 trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

Như đã đề cập ở trên, hiện một số địa phương, đình làng không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh mà với người dân đây đồng thời cũng là NVH thôn. Tuy nhiên, hiện đình làng chỉ là nơi tổ chức giỗ Thành hoàng làng, hội họp, còn các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đã được tổ chức ở một địa điểm khác. Sự tách biệt này, các thôn đều cho rằng: Nếu trước đây, đình làng thường tổ chức diễn chèo, tuồng cổ, mang đậm màu sắc văn hóa dân gian thì thời nay, văn nghệ đã mang tính chất của màu sắc hiện đại hơn, nên không thể nhảy Rumba hoặc đá bóng ngay tại đình làng... Nếu tổ chức sẽ không phù hợp với không gian tín ngưỡng thờ tự.

Từ đình làng đến nhà văn hóa: Đình làng đồng thời là nhà văn hóa!?Người dân thôn Quan Chiêm, xã Hà Giang (Hà Trung) họp tại đình làng.

Vậy nên, ngoài sự tách biệt này là câu chuyện đảm bảo được các thiết chế văn hóa của một NVH mà các thôn đã và đang dần hoàn thiện. Đây cũng là một trong những lý do để người dân xem đình làng chính là NVH. Ông Tống Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Hà Giang cho biết thêm: “Trên tinh thần nắm bắt nguyện vọng của bà con, tôi cho rằng, những gì thuộc về truyền thống thì cần phát huy, gìn giữ, nếu để thay đổi phải có thời gian”.

Tại Hướng dẫn số 1064 ngày 30-3-2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí về xây dựng NTM các cấp giai đoạn 2021 - 2025, đối với Bộ tiêu chí về NTM nâng cao, tại tiêu chí 6.2 nêu rõ: “Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy đúng giá trị quy định”. Như vậy, nếu tách biệt đình làng và NVH có lợi riêng, nhưng sẽ khó phát huy được giá trị.

Thực tế, đình làng kết hợp NVH thôn đang hoạt động có hiệu quả. Không chỉ gìn giữ giá trị truyền thống mà còn bồi đắp thêm giá trị mới, nâng cao giá trị văn hóa làng trong xây dựng NTM hiện nay.

Bài và ảnh: Vi An



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]