(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời đại ngày nay, với những biến đổi khó lường, những rủi ro bất thường và cả những tác động không mong muốn của những vấn đề mang tính toàn cầu đang đặt ra rất nhiều thách thức của từng cá nhân, tổ chức, quốc gia và khu vực. Liệu chúng ta chỉ sử dụng mỗi tư duy phân tích như thói thường để làm tiền đề ứng xử cho các vấn đề và tình huống? Shozo Hibino và Gerald Nadler đã nói rằng: Điều cần thực hiện không chỉ là đủ sức cạnh tranh mà còn phải vượt trội, để làm được điều đó cần phải có tư duy đột phá.

Tư duy đột phá - dự báo được những điều khó dự báo

Thời đại ngày nay, với những biến đổi khó lường, những rủi ro bất thường và cả những tác động không mong muốn của những vấn đề mang tính toàn cầu đang đặt ra rất nhiều thách thức của từng cá nhân, tổ chức, quốc gia và khu vực. Liệu chúng ta chỉ sử dụng mỗi tư duy phân tích như thói thường để làm tiền đề ứng xử cho các vấn đề và tình huống? Shozo Hibino và Gerald Nadler đã nói rằng: Điều cần thực hiện không chỉ là đủ sức cạnh tranh mà còn phải vượt trội, để làm được điều đó cần phải có tư duy đột phá.

Tư duy đột phá - dự báo được những điều khó dự báo

Có lẽ chưa bao giờ vấn đề cán bộ dám nghĩ, dám làm lại được quan tâm hàng đầu của công luận, toàn xã hội như hiện nay. Bối cảnh thực tiễn với những nhiệm vụ mới đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức cho người cán bộ, một trong những điều đó là nhận diện thực tế, dự báo sát theo đúng quy luật để chủ động tìm ra cách thích ứng và kế hoạch phù hợp, hiệu quả để xử lý, xử trí mọi việc, mọi vấn đề.

Theo Hibino nhân loại đang phải đương đầu càng lúc càng nhiều hơn với các vấn đề và thách thức mà trước đây chưa hề được chuẩn bị hay được học hỏi trước. Tính phức tạp, tính khó nhận diện và cả tính mơ hồ đã khiến đôi khi tư duy phân tích khó phát huy hết hiệu quả.

Cũng theo Hibino, tư duy đột phá đến từ tư duy toàn diện sáng tạo giải pháp sẽ có hai điểm mấu chốt là: Xem xét các vấn đề theo tính độc đáo riêng biệt của nó ngay từ đầu, tập trung vào tương lai và tập trung vào sáng tạo giải pháp. 1 trong 4 công cụ mà Hibino đưa ra đó chính là câu hỏi thông minh, cái lõi của nó thường là tại sao, như thế nào.

Lý thuyết là vậy, câu hỏi thông minh tiếp tục đặt ra là làm thế nào để tôi luyện khả năng tư duy đột phá?

Với nguyên lý “con người có động lực và sẵn sàng thay đổi hơn là chống đối với thay đổi một khi họ được tham gia vào quá trình phát triển tương lai cho chính họ” (trang 77), Hibino đã chỉ ra rằng: Khi tham gia càng sớm, càng nhiều và triệt để sử dụng tâm lý nhóm, hiểu biết chéo giữa các thành viên thì sự khởi phát quá trình sáng tạo càng lớn.

Một động năng dẫn đến những sáng tạo đột phá phải nên được bắt đầu bằng việc tái cấu trúc mục đích hoặc mở rộng mục đích, tức là người dẫn dắt tổ chức nên phải có một tầm nhìn lớn hơn, biết đặt ra những câu hỏi vì sao và đôi khi là biết thiết kế lại những điều mới mẻ trên hệ thống xưa cũ, lạc hậu. Để có được điều này, không gì tốt hơn, nhanh hơn là quy tụ được sáng tạo của tất cả mọi người. Và cốt lõi nhất là để mỗi người khi tham gia vào tổ chức, tham gia vào giải pháp đều cảm thấy hứng khởi, cùng chung tay trách nhiệm, chia sẻ tầm nhìn hướng vào tương lai.

Hibino đã rất có trách nhiệm với tương lai của chính mình và cộng đồng khi đề ra “giải pháp tương lai”. Giải pháp tương lai chỉ có được khi chúng ta nghĩ về nó, đặt câu hỏi về nó, có ý tưởng về nó và bắt đầu thiết kế tương lai, thiết kế một mô hình mới ngay trên đỉnh thành công của mô hình cũ. Không có ý tưởng nào về tương lai là dư thừa, cũng như không thể mù mờ về tương lai nếu như trong tay có một bản kế hoạch hoàn hảo. Một bộ câu hỏi khá toàn diện về tính độc đáo, thông tin chứa mục đích và các bước tổ chức ý tưởng được thiết kế trong những chương cuối cùng của cuốn sách, thiết kế đủ làm hành trang tự tin cho ai đó sẵn sàng nghĩ về tương lai, dự báo về tương lai để hành động và đổi mới.

“Tư duy đột phá” là kết quả hơn 70 năm nghiên cứu, trải nghiệm và thực hành của chính tác giả. Hibino đã chỉ ra những con số đáng ngạc nhiên: 92% dân số trên toàn cầu thường có cách tư duy truyền thống còn 8% dân số còn lại làm việc, sáng tạo theo phong cách khác hẳn. Bạn có muốn biết mình thuộc nhóm nào, không khó nếu đọc những trang đầu tiên của sách và nếu muốn gia nhập vào nhóm 8% dân số, thì chí ít hãy kiên nhẫn đọc hết những trang cuối cùng và thực hành nó với tinh thần: “Tư duy một khi được mở ra và vươn đến những chiều kích rộng lớn hơn về ý tưởng, sẽ không bao giờ thụt lùi về giới hạn ban đầu” (Oliver Wendell Holmes).

Nguyễn Hường


Nguyễn Hường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]