(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Báo chí vừa là người bạn thân thiết, vừa là người thầy của bạn đọc. Nhà báo với bạn đọc là người bạn văn hóa vô cùng quý giá, giúp con người hiểu được “người với người sống để yêu nhau”, giữa người với xã hội, giữa người với thiên nhiên. Đó chính là văn hóa - văn hóa là con người. Ở đâu có con người thì ở đó có văn hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Văn hóa đọc và báo chí với con người

(VH&ĐS) Báo chí vừa là người bạn thân thiết, vừa là người thầy của bạn đọc. Nhà báo với bạn đọc là người bạn văn hóa vô cùng quý giá, giúp con người hiểu được “người với người sống để yêu nhau”, giữa người với xã hội, giữa người với thiên nhiên. Đó chính là văn hóa - văn hóa là con người. Ở đâu có con người thì ở đó có văn hóa.

Tầm quan trọng về bản sắc văn hóa Việt Nam đã được cố Giáo sư, nhà sử học Trần Văn Giàu nhận xét và lý giải với 48 từ thật là kỳ diệu: “Nước Văn Lang xưa bị đè nén suốt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, lâu gấp hai lần Tề Thiên Đại Thánh bị phạt đè dưới Ngũ Hành Sơn mà vẫn đủ sức vùng lên, không bị đồng hóa chính nhờ “Linh đơn” văn hóa của chính mình”. Văn phong của giáo sư viết như thế, người đọc cảm nhận hấp dẫn “Bốn nghìn năm ta lại là ta” đã đi vào tâm hồn của mỗi người Việt Nam.

Báo chí cần phải đưa được những gương người tốt, những hạnh phúc của con người, bằng nhiều cách viết đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống cũng là hạnh phúc. Phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng được nhiều người có văn hóa, có đạo đức, có tri thức để vận hành đất nước tiến vào thời kỳ CNH- HĐH. Đó là hạnh phúc lớn. Hạnh phúc bắt đầu từ tình yêu thương. Trước hết là yêu nước, thương dân, tình đồng bào, đồng chí - thân thương, “đạo đức là cái gốc của cách mạng”. Nền tảng hạnh phúc vững bền của con người bắt nguồn từ trong các gia đình mà ra, rồi đến dòng họ “trong ấm, ngoài êm”, đoàn kết, thân ái giúp nhau trong lúc hoạn nạn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Mở rộng ra là tình làng, nghĩa xóm phố phường ở cộng đồng dân cư đoàn kết, thân ái.

Cán bộ công chức nhà nước cùng nhau công tác ở cấp ngành phải là tấm gương sáng chăm lo sự nghiệp của ngành để phục vụ nhân dân. Các vị lãnh đạo là người quản lý cơ quan phải thực hiện nghiêm túc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tinh thần làm việc: tất cả vì đất nước, vì nhân dân, mãi mãi phải là động lực của mỗi người đang sống trên quê hương. Đó là lòng dân tha thiết mong muốn cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành làm đúng Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Khi nhân dân đọc báo, ai cũng quan tâm đến vấn đề bức xúc, nhức nhối về tham nhũng, tệ nạn “lòng tham không đáy, coi trời bằng vung”. Báo chí đã phanh phui, lôi ra ánh sáng công lý để pháp luật trừng trị. Vinh dự lớn của nhà báo không phải ở tấm thẻ cho oai, được mời dự các cuộc hội nghị… Điều quan trọng nhất là chất lượng các bài viết có hàm lượng văn hóa hấp dẫn người đọc.

Báo chí ngày nay có rất nhiều đề tài để viết. Các nhà báo với tầm nhìn và năng lực. Báo chí phải lấy văn để “tô đẹp” cho con người sống thật, sống tốt, sống đẹp từ bên trong, đồng thời dùng văn để lên án những kẻ ác, giúp con người xấu trở thành người cao đẹp.

Báo chí cần có nhiều bài viết về phát huy tài năng, trí tuệ của mỗi người tích cực tham gia phát triển kinh tế. Báo chí cần làm sáng tỏ việc trọng người có đức có tài. Người lãnh đạo phải biết dùng người có đức có tài hơn mình, đó là người lãnh đạo giỏi.

Một vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết mà báo chí cần lý giải, làm sáng tỏ mục tiêu cao cả do Đảng ta đề ra là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. Đó là sức mạnh văn hóa Việt Nam trong thời đại mới. Đó là khâu then chốt mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra.

Đất nước đổi mới từ năm 1986 cho đến nay, số lượng các tờ báo, tạp chí phát triển hơn rất nhiều, thỏa mãn nhu cầu người đọc. Tuy nhiên, báo chí cần tăng cường lên tiếng đề nghị với các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đến việc nâng cao mặt bằng dân trí cho nông dân để thực hiện xây dựng NTM, bằng việc xây dựng thư viện xã mới đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức cho nông dân trong thời kỳ khoa học công nghệ đã và đang phát triển. Báo chí của chúng ta nên cải tiến, nâng cao chất lượng đảm bảo văn chương phong phú, để mỗi khi người đọc được đọc một bài báo hay như được trò chuyện với nhà thông thái.

Nguyễn Trọng Hữu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]