Để phát huy giá trị của bảo tàng đến gần hơn với du khách thì mối quan hệ tương hỗ giữa bảo tàng và du lịch cần được làm sâu sắc thêm trên cơ sở mục tiêu đáp ứng mà cả hai cùng hướng tới là du khách. Tuy nhiên, thực tế mối quan hệ này đang ở mức độ nào và nó đã thật sự phát huy được vai trò, tiềm năng, qua đó tạo nên giá trị đích thức để mang lại được những con số biết nói trên bình diện rộng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vì sao bảo tàng chưa nhiều khách? (Kỳ 3): Quan hệ giữa Bảo tàng và Du lịch

Để phát huy giá trị của bảo tàng đến gần hơn với du khách thì mối quan hệ tương hỗ giữa bảo tàng và du lịch cần được làm sâu sắc thêm trên cơ sở mục tiêu đáp ứng mà cả hai cùng hướng tới là du khách. Tuy nhiên, thực tế mối quan hệ này đang ở mức độ nào và nó đã thật sự phát huy được vai trò, tiềm năng, qua đó tạo nên giá trị đích thức để mang lại được những con số biết nói trên bình diện rộng.

Vai trò truyền thông quyết định đến nhận thức công chúng và sự kết nối của đơn vị lữ hành?

Bảo tàng đang làm gì?

Để có được số lượng du khách nhất định đến với bảo tàng thì hiện nay một số bảo tàng trên địa bàn TP. HCM phải chủ động đi tìm kiếm nguồn khách thông qua các chương trình và sự kết nối.

Theo bà Huỳnh Ngọc Vân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, thì trước tiên bảo tàng phải chủ động đi kết nối để tìm nguồn khách: “Trước tiên chúng ta phải thu hút du khách trước rồi tính đến việc giữ chân. Du khách và công chúng cần phân tích ra xem họ đến từ những nguồn nào khách đi du lịch, sinh viên đi học, doanh nhân đi làm việc, học sinh phổ thông nước ngoài đến nước mình tham quan trong chương trình học và có những người được gọi là khách tự do như Tây ba lô.

Bên cạnh đó, cần có nội dung hấp dẫn và sự đổi mới và ở những không gian trưng bày thường xuyên của mình thì phải bổ sung những chuyên đề mới. Ngoài ra, phải chủ động hợp tác với nhiều tổ chức để làm nhiều chuyên đề khác nhau. Bên ngành Du lịch có hội thảo chuyên đề,... nếu mời là đi mà không mời cũng đi để xem chiến lược du lịch của họ là như thế nào và khi được trao đổi ý kiến thì rất tích cực đóng góp, qua đó họ biết đến bảo tàng mình nhiều hơn và dễ kết nối”.

“Mặt khác, ở các hội chợ du lịch tại công viên 23/9, ITE HCMC, du lịch biển Nha Trang,... mình không chỉ đi dự mà có riêng một gian hàng hẳn hoi để giới thiệu bảo tàng mình và sánh vai với các đơn vị du lịch. Trong các hội chợ du lịch quốc tế, bảo tàng không chỉ thu động tham gia mà còn chủ động tiếp thị chính mình” bà Vân chia sẻ thêm.

Theo bà Phan Dương Mỹ Thu Huyền - Giám đốc Bảo tàng TP. HCM cho biết: “Chúng tôi kết hợp chặt chẽ với Sở Du lịch, Tổng Công ty Du lịch TP. HCM thực hiện chương trình kích cầu du lịch của Thành phố với chính sách hỗ trợ về giá vé, hướng dẫn thuyết minh, cải tạo cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho khách tham quan... góp phần quảng bá hình ảnh Thành phố và đất nước đến công chúng.

Trong đó, có nội dung tổ chức các hoạt động biểu diễn, trình diễn về nghệ thuật dân tộc truyền thống định kỳ và đột xuất theo nhu cầu khách tham quan du lịch. Thường xuyên duy trì mối liên hệ với các Công ty du lịch như: Công ty Du lịch Cruise Asia, Sài Gòn Tourist, Công ty Du lịch Cỏ Việt, Công ty Du lịch Moonlight, Công ty Du lịch Kidworld, Trung Tín Tourist, Công ty Vietravel... tổ chức đưa các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan. Cho nên, hàng năm bảo tàng thu hút từ 450.000 đến trên 550.000 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu và học tập, có những năm bảo tàng đón tiếp trên 700.000 lượt khách”.

Doanh nghiệp thấy gì?

Nhìn chung TP. HCM có lượng di tích đồ sộ cùng hệ thống bảo tàng cấp tỉnh trực thuộc bộ ngành trung ương quản lý,... vô cùng phong phú. Trong số này, nhiều bảo tàng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Bảo tàng TP. HCM, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ,...

Tuy nhiên, trong thực tế thì mối quan hệ cộng sinh đó chưa mang lại hiệu quả tương xứng. Thường xuất hiện lời phàn nàn từ phía các doanh nghiệp lữ hành khi đề cập đến sự nghèo nàn của không ít bảo tàng với ý nghĩa điểm đến du lịch.

Ông Nguyễn Anh Quốc - Giám đốc Công ty Du lịch Kỳ Nghỉ Việt cho biết: “Bảo tàng ở nước ta đa số cách trưng bày cũ kỹ chưa hấp dẫn mà lại rất thụ động còn hạn chế về khả năng của thuyết minh viên, phương tiện hỗ trợ và đến bảo tàng chưa thấy có một sản phẩm lưu niệm đặc trưng riêng của bảo tàng đó. Mặt khác, bảo tàng chưa phát huy hết thế mạnh của di tích, vật phẩm trưng bày gắn với những sản phẩm du lịch độc đáo, giàu sức hấp dẫn.

Đặc biệt, doanh nghiệp ít khi nhận được lời mời hay một kênh nào để tạo sự kết nối giữa công ty du lịch và bảo tàng, nên để hướng và đưa bảo tàng vào chương trình tour là rất khó. Trong khi đó, vai trò truyền thông của bảo tàng đến với công chúng tôi thấy vẫn chưa đảm bảo, chưa làm thay đổi nhận thức của công chúng và du khách. Khiến họ vẫn chưa có ý định tham quan bảo tàng, nên cũng rất khó để công ty du lịch ghép điểm đến bảo tàng trong tour tuyến tham quan được”.

Tương tự, chúng tôi rất muốn liên kết với bảo tàng để đưa du khách đến nhưng khổ nỗi vấn đề này đa số nằm ở tâm lý tiếp nhận của khách hàng. Bởi lẽ, khách hàng họ không mặn mà đến với bảo tàng, vì ở bảo tàng chưa thật sự tạo nên một làng sóng truyền thông hấp dẫn thu hút sự tò mò của du khách, mặt khác hệ thống trưng bày và những dịch vụ đi kèm chưa đáp ứng được. Vậy nên, rất khó lòng để hướng du khách đến với bảo tàng trong chương trình tham quan” ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Lửa Việt Tourist chia sẻ.

Vậy, để bảo tàng dần dần trở thành điểm đến của công chúng và du khách, qua đó, phát huy những giá trị tiềm năng và lợi thế của mình thì cần phải có những giải pháp nào để qua đó bảo tàng thật sự là điểm đến lý tưởng của công chúng và du khách?...

Theo baodulich.net.vn


Theo baodulich.net.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]