(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng ngày 17/11, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông), xã Thiệu Trung.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vinh danh nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè

Sáng ngày 17/11, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông), xã Thiệu Trung.

Đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với các nghệ nhân và nhân dân làng nghề đúc đồng cổ truyền Trà Đông. Qua đó ghi nhận giá trị di sản văn hóa cổ truyền của cộng đồng địa phương, phản ánh sự đa dạng về văn hóa, sáng tạo của con người được hun đúc, kế tục qua nhiều thế hệ, đang được gìn giữ và phát huy.

Tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại buổi lễ.

Tới dự có các đồng chí: Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VH,TT&DL; Phạm Đăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; cùng đông đảo nghệ nhân và người dân địa phương.

Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè đã có lịch sử cả nghìn năm và được bảo tồn, duy trì, phát huy cho tới ngày nay. Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa, tư duy sáng tạo và những bí kíp nghề quý giá được trao truyền qua nhiều thế hệ, các nghệ nhân đã khôi phục được những sản phẩm truyền thống, như:Đúc chiêng, đúc tượng đồng, đồ thờ, lư hương… Đỉnh cao nhất là nghệ thuật đúc trống đồng Đông Sơn với những họa tiết tinh xảo theo đúng hoa văn kiểu dáng xưa nổi tiếng của đất nước.

Với những giá trị đặc sắc, tiêu biểu đó, ngày 4/9/2918, Bộ VH,TT&DL có Quyết định 3325 công nhận nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Đại diện Cục Di sản văn hóa, Bộ VH,TT&DL và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền đã trao chứng nhận nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho lãnh đạo huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Trung.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền nhấn mạnh: Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân làng Chè (Trà Đông), huyện Thiệu Hóa và người dân Thanh Hóa, mà còn đặt ra trách nhiệm lớn lao trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghề thủ công truyền thống vô cùng có giá trị này.

Đồng chí đề nghị các sở, ngành, đơn vị có liên quan, Đảng bộ, các cấp chính quyền huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Trung phải hết sức quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ sở đúc đồng, các nghệ nhân, bà con nhân dân trong việc gìn giữ, bảo lưu và phát huy giá trị di sản vô cùng quý giá này của cha ông. Bên cạnh việc quy hoạch làng nghề tập trung, chính quyền địa phương cần phải có cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở đúc đồng, các nghệ nhân quan tâm đào tạo, trao truyền nghề cho thế hệ trẻ. Không ngừng nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại, để sản phẩm làm ra không chỉ đảm bảo nét truyền thống riêng biệt mà còn thích ứng với nhu cầu thẩm mỹ hiện đại, tạo thành hàng hóa có giá trị lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Các cơ sở đúc đồng cũng cần liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để nghề đúc đồng Trà Đông và sản phẩm đúc đồng Trà Đông trở thành một thương hiệu lớn trong và ngoài nước.

Trong khuôn khổ buổi lễ, đông đảo người dân đã được xem nghề đúc đồng truyền thống.

“Bên cạnh việc mở rộng sản xuất, nâng cao giá trị mỹ thuật, chất lượng kỹ thuật của sản phẩm, chính quyền và nhân dân cần đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ môi trường, an toàn lao động.Tuyệt đối không để việc đúc đồng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và cộng đồng.Để sản phẩm thực sự đẹp và thực sự sạch, hội tụ đầy đủ giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa cũng như giá trị nhân văn không chỉ ở trong mà cả ngoài sản phẩm” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền nhấn mạnh.

Trung Hiếu


Trung Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]