(vhds.baothanhhoa.vn) - Xác định phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở (ĐSVHCS) có vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Vì vậy, những năm qua cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Cẩm Ngọc (huyện Cẩm Thủy) đã đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVHCS, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng đời sống văn hóa ở Cẩm Ngọc

Xác định phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở (ĐSVHCS) có vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Vì vậy, những năm qua cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Cẩm Ngọc (huyện Cẩm Thủy) đã đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVHCS, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Xã Cẩm Ngọc nằm cách trung tâm huyện Cẩm Thủy 6 km về phía ĐôngNam và có số dân 7.467 khẩu. Trong đó: dân tộc Mường chiếm 57,8%; dân tộc Kinh chiếm 41,5%; còn lại là các dân tộc khác. Những năm qua, đồng bào các dân tộc nơi đây cùng đồng lòng, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đồng thời, luôn có ý thứcbảo tồn, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo như: Trình diễn Cồng chiêng, Mo và hát ru (của người Mường); hay những làn điệu chèo cổ, hò Sông Mã (của dân tộc Kinh)..., góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Được biết, để phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, ngoài xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm, Ban chỉ đạo còn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể phát động nhiều phong trào thi đua như: Phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; Phong trào xây dựng gia đình, làng, cơ quan văn hóa; Phong trào “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”... đã thu hút được đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia.

Nghệ nhân Ưu tú Quách Văn Thư thành viên CLB cồng chiêng Đồng Lão.

Là xã thuần nông nên đời sống, thu nhập của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy đểphát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo chính quyềnxã Cẩm Ngọc xác định cần phải tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời, tích cực chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Thực hiện chuyển đổi, Cẩm Ngọcđã mạnh dạn chuyển diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại hoa màu khác có thu nhập cao. Nhờ đẩy mạnh sản xuất, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và được tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách, nhiều hộ đã thoát nghèo và có kinh tế khá giả.

Đến nay trên địa bàn xã không còn hộ đói, hộ nghèo giảm xuống còn 12 hộ bằng 0,6%, hộ cận nghèo là 85 hộ, bằng 4,6%. Thu nhập bình quân năm 2020 đạt trên 45 triệu đồng/người/ năm.

Trong phong trào “xây dựng gia đình, làng, cơ quan văn hóa” được nhân dân đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực. Kết quả, trong số 100% các hộ gia đình đầu năm đăng ký xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH), đếncuối năm xét đạt danh hiệu gia đình văn hóa là 88,2%.

Xây dựng làng văn hóa là một phong trào lớn của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Vì vậy cấp ủy đảng từ xã đến thôn xác định là mục tiêu cụ thể để xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, và từng bước cụ thể hóa đạt các tiêu chí để xây dựng nông thôn mới. Quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng làng văn hoá nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầnglớp nhân dân. Kết quả là 7/7 thôn được đề nghị công nhận lại danh hiệu thôn văn hóa 5 năm liên tục. Trong năm 2020 toàn xã có 11 CLB văn nghệ; trong đó có 7 CLB thôn và 4 CLB cơ quan. Các thôn đều tổ chức thực hiện tốt kế hoạch để nhân dân được tham gia các hoạt động văn nghệ, điển hình như thôn Đồng Lão, Song Nga, Làng Sống, Làng Sành...; Phong trào thể dục, thể thao ở các làng, cơ quan văn hóa cũng được duy trì thường xuyên.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là thành quả của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Qua việc xây dựng đời sống văn hóa ở Cẩm Ngọc cho thấy,những giá trị di sản văn hóa dân tộc đã được giữ gìn và phát huy, thuần phong mỹ tục được khôi phục và phát triển, các hủ tục lạc hậu trong cưới, hỏi, ma chay... từng bước được xóa bỏ. Quan hệ xóm giềng được thắt chặt, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa mới, làm cho bộ mặt nông thôn xã ngày càng khởi sắc.

Minh Xuyên


Minh Xuyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]