(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong những năm gần đây, công tác xây dựng thiết chế văn hoá - thể thao (TCVH-TT) ở cơ sở đã đạt được kết quả nhất định, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ để các thiết chế này được xây dựng, quản lý và hoạt động hiệu quả hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng và phát huy thiết chế văn hóa: Cần sự đồng bộ

(VH&ĐS) Trong những năm gần đây, công tác xây dựng thiết chế văn hoá - thể thao (TCVH-TT) ở cơ sở đã đạt được kết quả nhất định, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ để các thiết chế này được xây dựng, quản lý và hoạt động hiệu quả hơn.

Đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch hệ thống TCVH-TT, gắn với quy hoạch xây dựng NTM. UBND tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng mới trung tâm VH-TT xã với mức 4,5 tỷ đồng/công trình đối với các xã thuộc huyện 30a, vùng 135, xã bãi ngang ven biển; 4 tỷ đồng/công trình đối với các xã miền núi ngoài các xã thuộc huyện 30a; 3,5 tỷ đồng/công trình đối với các xã còn lại.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp các TCVH -TT như: Nga Sơn, Hà Trung, Yên Định, Quảng Xương, Đông Sơn... với mức hàng trăm triệu đồng/ trung tâm VH - TT xã, nhà văn hóa (NVH) - khu thể thao thôn. Những cơ chế, chính sách này đã khích lệ, động viên nhân dân thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất VH -TT...

Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh có 5.600 TCVH -TT, trong đó có 9 TCVH -TT cấp tỉnh, 33 TCVH -TT cấp huyện; 432/ 635 trung tâm VH -TT xã. Trong đó có 177/ 635 trung tâm VH -TT xã đạt chuẩn; 5.126/ 6.031 NVH - khu thể thao thôn đạt chuẩn (đạt tỷ lệ 50,7%).

Hàng năm, Sở VH,TT&DL phối hợp các ngành chức năng của tỉnh thường xuyên tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên môn, định hướng nội dung nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của TCVH - TT xã. Ở cấp huyện, Trung tâm VH -TT các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động VH-TT phong phú, quy mô hoành tráng phục vụ nhân dân vào những dịp lễ hội, mừng Đảng, mừng Xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn. Bởi vậy chất lượng phong trào VHVN, TDTT ở cơ sở từng bước được nâng lên.

Cần tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ TDTT để phát huy các thiết chế văn hóa cơ sở.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì vẫn còn không ít nhà văn hóa hoạt động kém hiệu quả, hoặc xây rồi bỏ không, thậm chí có TCVH nhưng lại không có trang thiết bị… Một số xã không còn mặn mà, quan tâm xây NVH.Mặt khác để sử dụng có hiệu quả TCVH cần có sự đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, con người quản lý và tổ chức các hoạt động;TCVH-TT xây dựng xong thì ai là người quản lý, cơ quan nào sẽ trả chế độ cho họ và kinh phí để tổ chức các hoạt động…

Hơn nữa, một trong những điểm bất cập của các TCVH là quy định còn chung cho các địa phương mà chưa tính đến đặc thù riêng của từng vùng, miền. Muốn các TCVH cơ sở có những hoạt động sôi nổi để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân thì theo các nhà quản lý ở địa phương, không có cách nào khác là phải giao cơ chế sử dụng, khai thác cho từng địa phương. Thực tế hiện nay, mỗi xã xây dựng trung tâm theo mỗi kiểu, mức đầu tư quá lớn nhưng phát huy công năng vẫn chưa tương xứng, có nơi bỏ không, lãng phí.

Chẳng hạn tại huyện Đông Sơn, có tới 128/142 NVH-KTTT đạt chuẩn nhưng có tới 50% trong số đó chưa phát huy hết công năng sử dụng. Nhiều NVH một tháng mới mở cửa một lần, khả năng và cách tổ chức lãnh đạo của ban vận động chưa hiệu quả. Phần lớn các TCVH cơ sở vẫn mới chỉ dừng lại ở những hoạt động chính: Dùng làm nơi hội họp, tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật cho nhân dân.

Hay như ở huyện Thiệu Hóa, các NVH-KTTT trên địa bàn huyện hoạt động tương đối hiệu quả nhưng chưa đồng đều. Hầu như chỉ ở những thôn có nhiều câu lạc bộ VHVN, TDTT thì nơi đó mới có hoạt động sôi nổi và phát huy tốt chức năng của NVH, khu thể thao thôn và ngược lại. Đáng nói hơn, đa số NVH được giao cho trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố hay bí thư chi bộ quản lý. Số cán bộ này không có chuyên môn, nghiệp vụ, chưa được tập huấn, bồi dưỡng về công tác văn hóa, nên việc duy trì các hoạt động diễn ra tại NVH không được thường xuyên.

Không chỉ riêng Đông Sơn, Thiệu Hóa mà hầu hết ở các địa phương còn lại đều nằm trong tình trạng tương tự. Hệ thống TCVH dường như chưa thật sự phát huy tốt công năng như mong muốn. Ðó cũng là bài toán nan giải mà các ngành có liên quan cùng với địa phương cần sớm tìm ra lời giải, để những công trình tiền tỷ không phải lãng phí khi xây dựng, để tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá không còn là rào cản cho tiến trình xây dựng NTM.

Nguyễn Đạt

Thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển văn hóa ở nông thôn, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống TCVH-TT cơ sở, Bộ VH,TT&DL đã đưa ra những quy định cụ thể về việc xây dựng các TCVH-TT ở nông thôn. Trong đó quy định rõ về diện tích đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mỗi thiết chế theo quy mô thôn, xã. Cho nên khi xây dựng NTM, không chỉ chú trọng xây dựng đường sá, cầu cống, cảnh quan mà quên mất những công trình VH-TT. Bên cạnh việc cải tạo các công trình đã có, những nơi nào chưa có phải dành đất xây mới.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]