(vhds.baothanhhoa.vn) - Thiết kế khoa học, hiện đại, trang bị nhiều đầu sách hấp dẫn cùng hệ thống máy tính nối mạng internet... tất cả đều được tích hợp trên một chiếc ô tô thư viện lưu động đa phương tiện nhỏ gọn mang tên “Ánh sáng tri thức” của Thư viện tỉnh Thanh Hóa. Ánh sáng tri thức được kì vọng sẽ mang đến những trải nghiệm đọc sách thú vị cho giới trẻ, đặc biệt là trẻ em ở những vùng quê nghèo còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện: Văn hóa đọc thời 4.0

Thiết kế khoa học, hiện đại, trang bị nhiều đầu sách hấp dẫn cùng hệ thống máy tính nối mạng internet... tất cả đều được tích hợp trên một chiếc ô tô thư viện lưu động đa phương tiện nhỏ gọn mang tên “Ánh sáng tri thức” của Thư viện tỉnh Thanh Hóa. Ánh sáng tri thức được kì vọng sẽ mang đến những trải nghiệm đọc sách thú vị cho giới trẻ, đặc biệt là trẻ em ở những vùng quê nghèo còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện mang đến những trải nghiệm đọc sách thú vị cho bạn đọc trẻ.

“Ngôi nhà” mới hấp dẫn bạn đọc trẻ

Ngày 25/10/2019, Thư viện tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận và nghiệm thu xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện mang tên “Ánh sáng tri thức” do Vụ Thư viện (Bộ VH,TT&DL) và Tập đoàn Vingroup - Quỹ Thiện Tâm tài trợ. Sau khi được nhận xe ô tô thư viện lưu động, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương phục vụ bạn đọc tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP Thanh Hóa).

Trên ô tô thư viện lưu động đa phương tiện được trang bị6 bộ máy tính, 1 máy chủ, phần mềm ứng dụng hoạt động, ti vi, máy chiếu - màn chiếu, máy phát điện, 100 ghế nhựa và nhiều thiết bị phục vụ cho bạn đọc. Trước đó, Thư viện tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận 4.500 cuốn sách thuộc dự án này, chủ yếu là sách thiếu nhi rất đa dạng, phong phú về các nội dung, hình thức và thể loại.

Bên cạnh xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện, thời gian qua Thư viện tỉnh cũng không ngừng thay đổi để đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân trong thời đại công nghệ thông tin. Phát huy nguồn tài liệu có sẵn, đơn vị đã từng bước đa dạng hóa các loại hình phục vụ bạn đọc. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với những thay đổi trong đời sống người dân cũng đặt ra không ít thách thức cho hoạt động thư viện nói riêng khi thói quen nghe, đọc, nhìn của cộng đồng đã và đang dần thay đổi. Song, nếu nhìn tích cực thì đây cũng chính là cơ hội để những người làm thư viện đổi mới và phát triển.

Với Thư viện tỉnh Thanh Hóa, cùng việc phục vụ bạn đọc theo phương thức truyền thống thì tạo “không gian thư viện sáng tạo” để bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ truy cập nguồn tài liệu, thông tin trên mạng internet đã có nhiều thay đổi. Đánh dấu bằng việc cho ra đời website thư viện trực tuyến giúp cho người đọc có thể tra cứu thông tin, tài liệu dễ dàng, mọi lúc mọi nơi thông qua hệ thống tra cứu dữ liệu điện tử bạn đọc. Một trong những đề tài đã và đang được triển khai tại thư viện tỉnh Thanh Hóa là “Dspace”. Đây là phần mềm quản lý bộ sưu tập số mã nguồn mở cho phép người dùng có thể xem và tìm kiếm tài liệu dễ dàng. Hiện tại đã có một số chuyên đề được số hóa và lưu trữ dưới dạng văn bản: Chuyên đề lịch sử Hồ Quý Ly; Chúa Nguyễn; Hàm Rồng chiến thắng; Trống đồng Đông Sơn...

Nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn

Là Thư viện trung tâm đứng đầu hệ thống thư viện công cộng của tỉnh, cơ quan tham mưu cho Sở VH,TT&DL những nội dung hoạt động xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay bên cạnh mạng lưới thư viện công cộng, phòng đọc sách báo làng thì nhiều mô hình thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách dân lập... với sự hỗ trợ của Thư viện tỉnh đã dần hình thành và phát triển, đáp ứng nhu cầu đọc của người dân ở cơ sở.

Cụ thể, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu thành lập 27 thư viện huyện, thị xã, thành phố; 275 thư viện xã, phường, thị trấn; 4.121 phòng đọc sách báo làng và nhiều mô hình thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách dân lập...

Sở hữu vốn tài liệu lớn (hơn 435.254 bản sách) với nội dung tri thức ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Cùng với kho sách luân chuyển về cơ sở được bổ sung hằng năm với đầy đủ môn loại tri thức; cán bộ Thư viện tỉnh có chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tài liệu khi cơ sở có yêu cầu, cung cấp đủ số lượng, đảm bảo chất lượng. Trong năm, thư viện đã cấp mới và đổi hơn 7.800 thẻ bạn đọc; phục vụ 2.770.000 lượt bạn đọc với 7.451.000 lượt sách, báo; duy trì phục vụ bạn đọc 8 giờ/ ngày và 6 ngày/tuần. Phối hợp với Báo VH&ĐS mở chuyên mục giới thiệu sách; thường xuyên hướng dẫn bạn đọc các kỹ năng tra cứu tài liệu, thông tin, sử dụng dịch vụ, sản phẩm của thư viện. Cùng với đó là công tác xã hội hóa, vận động đóng góp được gần 4.600 bản sách. Xử lý vốn tài liệu cho 9 trường đại học, THPT và THCS trên địa bàn tỉnh với tổng số tài liệu là 2.238 tên sách, 4.124 bản sách.

Không chỉ là thiết chế văn hóa, thư viện còn được xem như kênh giáo dục ngoài trường học. Từ sách, mỗi người hoàn thiện mình và có thể học ở nhiều nơi, nhiều cách khác nhau. Vì vậy “Xây dựng mô hình xã hội học tập suốt đời và phát triển văn hóa đọc tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa” vẫn là nhiệm vụ đầy ý nghĩa với những cán bộ, nhân viên, người lao động làm công tác phát triển văn hóa đọc nơi đây.

Lưu Hà


Lưu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]