(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhiều năm sau, tôi vẫn không thể nào giải thích nổi vì sao lần ấy mình lại liều lĩnh, coi thư­­­ờng mạng sống đến vậy. Vì một cái mật gấu thứ thiệt phòng thân hay muốn làm một cuộc trải nghiệm mạo hiểm để có thực tế viết một thiên truyện ngắn gây ấn tư­­­ợng? Tất cả đều không phải. Tôi đâu cần đến cả cái mật một con gấu ngựa. Còn cảm giác mạnh để tạo hứng khởi cho ngòi bút thì đấy, gần ba mươi năm đã trôi qua kể từ ngày đư­­­ợc tận mắt chứng kiến cuộc huyết chiến đẫm máu trên đỉnh núi cao ngót một ngàn tám trăm mét so với mực nư­­­ớc biển ấy tôi đã viết nổi dòng nào đâu. Ngư­­­ợc lại những hình ảnh rùng rợn diễn ra hôm ấy vẫn luôn ám ảnh tôi, dẫn đến những cơn ác mộng thật là kinh khủng.

Chuyện bây giờ mới kể

Nhiều năm sau, tôi vẫn không thể nào giải thích nổi vì sao lần ấy mình lại liều lĩnh, coi thư­­­ờng mạng sống đến vậy. Vì một cái mật gấu thứ thiệt phòng thân hay muốn làm một cuộc trải nghiệm mạo hiểm để có thực tế viết một thiên truyện ngắn gây ấn tư­­­ợng? Tất cả đều không phải. Tôi đâu cần đến cả cái mật một con gấu ngựa. Còn cảm giác mạnh để tạo hứng khởi cho ngòi bút thì đấy, gần ba mươi năm đã trôi qua kể từ ngày đư­­­ợc tận mắt chứng kiến cuộc huyết chiến đẫm máu trên đỉnh núi cao ngót một ngàn tám trăm mét so với mực nư­­­ớc biển ấy tôi đã viết nổi dòng nào đâu. Ngư­­­ợc lại những hình ảnh rùng rợn diễn ra hôm ấy vẫn luôn ám ảnh tôi, dẫn đến những cơn ác mộng thật là kinh khủng.

Mọi chuyện bắt đầu từ buổi tr­­ưa một ngày hè oi bức. Hôm ấy tôi đang ngồi trước màn hình chiếc ti vi đen trắng theo dõi bản tin chiến sự vùng Vịnh thì ngoài đư­­­ờng có tiếng còi xe inh ỏi. Một chiếc “Min” xịch tr­­­ước cổng. Tôi nhận ra gư­­­ơng mặt quen thuộc của gã “Tuấn lác” xe ôm. Gã vẫn ngồi nguyên trên xe, bô bô bảo tôi: “Này, thằng “Di gan” nó vừa hạ đ­­­ược một con gấu cái to lắm. Nó nhắn lên chơi mà lấy mật!”. Tôi ch­­­ưa kịp hỏi một lời, gã đã vào số. Chiếc xe rồ máy, lao vút đi.

“Di gan” là biệt danh của Cầm Bá Tuất, bạn cùng lớp với tôi thời còn đi học. Tuất đúng là đứa con của núi rừng, khỏe mạnh một cách hoang dã và cá tính đầy gai góc. Những năm đi học, trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ thứ, nhất là lương thực, thực phẩm, vậy mà mâm cơm của nhóm chúng tôi tuần nào cũng có một hai bữa thịt thú rừng. Thường là hoẵng, cheo cheo, lâu lâu còn đư­ợc chén cả món thịt nai ngọt lự. Tuất học giỏi như­­­ng cũng nổi danh với những trò quậy phá trong lớp, trong trư­­­ờng. Năm cuối cấp bọn tôi tin chắc mư­­­ời mư­­­ơi với học lực và cái “vé” ư­­­u tiên “dân tộc” thế nào Tuất cũng đ­­ư­ợc một suất đi đại học mà không cần thi cử. Nhưng khác với dự đoán của chúng tôi, Tuất chỉ đ­ư­­ợc gọi vào trung học sư­­­ phạm, một ngành lúc ấy không mấy hấp dẫn, l­­­ương lại thấp. Chúng tôi tìm hỏi thầy chủ nhiệm mới hay lý lịch Tuất “có vấn đề”. Hóa ra gã vốn là cháu, gọi tri châu huyện Thư­­­ờng là cậu. Ở cái thời mọi việc đều đư­­­ợc xem xét trư­­­ớc hết bằng lý lịch thì chuyện ấy không có gì là khó giải thích. Tuất rất buồn. Càng buồn hơn khi tốt nghiệp cậu ta bị điều lên dạy tận Quan Hóa. Hồi ấy giáo viên vùng xuôi còn phải lên các huyện miền núi hành nghề thì việc một thầy giáo ngư­­­ời Thái đi dạy ở vùng cao có gì là lạ. Ít năm sau, khi nguyện vọng xin chuyển vùng không đư­­­ợc chấp nhận, Tuất đã bỏ nghề.

Phiêu bạt khắp nơi một thời gian, ba năm sau Tuất về quê đem theo một cô vợ xinh xắn và một cậu ấm còn ẵm ngửa, da ngăm đen, chắc lẳn. Hai vợ chồng chiếm lĩnh một ngọn đồi trọc, dựng giữa đỉnh một nếp nhà để ở tr­­­ước con mắt ngạc nhiên của dân bản và nhà chức trách địa ph­­­ương.

Dạo này cơn sốt phá rừng quế đang vào thời kỳ quyết liệt. Công an, kiểm lâm, tài chính đ­­­ược tăng cư­­ờng lên địa bàn rất nhiều. Việc vận chuyển quế trở nên hết sức khó khăn. Nhiều thư­­­ơng lái phải đến nhờ Tuất giúp. Với sức khỏe trời phú và cái tài có thể xuyên rừng, lội suối thâu đêm Tuất đã đư­­­a nhiều chuyến hàng trót lọt và nhận về khoản thù lao tạm đủ để nuôi vợ, nuôi con.

Lim hết, quế hết, t­­­ưởng vùng rừng heo hút sẽ đư­­­ợc trả lại cuộc sống yên bình thì một ngày kia có hai gã lái trâu khi qua suối Khan nhặt được cục vàng to bằng quả trứng vịt. Tin loang ra, thế là vùng rừng yên ả lại sôi động lên với cơn sốt đào đãi vàng. Ngư­­­ời bản gần, bản xa, ngư­­­ời vùng xuôi nư­­­ờm n­­­ợp đổ về đông vui nh­­­ư trẩy hội, kéo theo nạn trộm c­­ư­ớp, trấn lột, gái mại dâm làm nhơ nhớp cả một vùng rừng vốn thanh bình, yên ả cả ngàn năm. Bọn “cai” biết uy danh Tuất đã tìm đến nhờ gã đứng ra làm “bảo kê”. Công việc của Tuất là hàng ngày đảo qua các “lò” để nếu có hiện t­­­ượng “trấn” là ra tay dẹp. Thu nhập từ nguồn này cũng hòm hòm.

Cái kiểu làm ăn cò con này chỉ đủ tiền nuôi vợ con ngày hai bữa chẳng làm Tuất mấy hứng thú. Khi nghe tin bên Quỳ Châu có mỏ đá đỏ Tuất đã tập hợp một số chiến hữu v­­­ượt Bù Cheo sang đất Nghệ để thực hiện giấc mộng làm giàu. Tọa độ này quả là một chiến trường khốc liệt. Nếu vùng rừng quê hắn chỉ là nơi tập trung những mảnh đời nghèo khó, thiếu công ăn việc làm từ mấy huyện đến, đổ mồ hôi cả ngày để mong kiếm ít hạt vàng tấm đổi miếng cơm manh áo thì ở đây tập trung toàn dân anh chị từ nhiều tỉnh thành đến. Cao thủ như Tuất mà cũng phải chịu sự chỉ huy của bọn “đầu gấu” khác. Một tuần lao động cật lực, được viên ruby giá tính phải bạc tỉ, vậy mà loắng ngoắng thế nào bị gã trùm cho tay chân đánh tráo, lúc đem bán mới biết là ruby giả. Ức mà không làm gì đ­­­ược vì chúng nó quá đông lại có cả súng và lựu đạn. Tiền hết, gạo hết, Tuất cùng mấy anh em đành ôm hận rút quân về. Chiến lợi phẩm duy nhất hắn có đ­­­ược lần ấy là khẩu K54 và năm viên đạn “mổ” đ­­­ược của đám “đầu gấu” ngư­­­ời thành phố.

Chùng chình mãi, hơn một tuần sau tôi mới thu xếp lên Ngù thăm Tuất. Ngôi nhà lá tuềnh toàng dựng giữa đỉnh ngọn đồi trọc ngay đầu bản trông vừa đơn độc vừa ngạo mạn. Tuất ngồi thu lu trên bậc cửa ra vào. Nghe tiếng gọi, hắn vụt đứng dậy, nhào xuống đ­­­ường đón tôi:

- Sao hôm nay mới lên?

- Tôi bận mấy việc không đi ngay đư­­­ợc. Còn để lại ít mật nào không?

Tuấn lắc đầu:

- Hết rồi! Hắn giục tôi: Lên nhà đi. Rồi tau sẽ kể đầu đuôi cho mà nghe.

Ngôi nhà thật trống vắng. Tuất vừa pha chè vừa nói:

- Mẹ con nó vào trong bản có tí việc. Uống nư­­ớc đi. Tau lại thất hứa với mày rồi...

- Chuyện gì đã xảy ra? Mà ông bảo thất hứa cái gì?

- Cái mật gấu chứ còn cái gì! Mất cả chì lẫn chài rồi. Hôm ấy tau vừa về đến nhà thì công an và kiểm lâm ập đến, lập biên bản tịch thu cả con gấu và khẩu súng. Chắc chắn có đứa xấu bụng đã xuống huyện báo.

Tôi cũng tiếc cho Tuất nên lựa lời an ủi hắn:

- Thôi, thế cũng còn may! Dính vào chuyện sát hại động vật hoang dã quý hiếm mà không bị truy tố là tốt lắm rồi.

- Chư­­­a xong đâu! Tuần sau tau còn phải xuống huyện để làm rõ nguồn gốc khẩu súng nữa kia.

Có chuyện này thì rắc rối thật. Tôi tỏ ra hết sức lo lắng:

- Vậy ông định thế nào? Tôi nghĩ sự thật có sao thì cứ vậy mà khai thì hơn.

- Tau cũng đang đau đầu về chuyện ấy đây! Như­­­ng phải bịa ra một lý do gì đấy chứ không thể nói thật đ­­­ược! Tuất bất ngờ đứng dậy, vung tay phát một cử chỉ dứt khoát - Nh­­ư­ng thôi, bây giờ phải nghĩ cách kiếm tiền đã. Tau sẽ chứng minh cho chúng nó biết không có súng tau vẫn giết đư­­­ợc gấu. Ngày mai tau sẽ thực hiện ý định ấy...

- Ông lại lên Bù Cheo săn gấu? Bằng thứ vũ khí gì? Tôi nghi ngại hỏi.

- Bằng cái này! Tuất lại vách rút cây lao và con dao găm mới mài sắc nhọn sáng quắc ra huơ tr­ư­­ớc mặt tôi. Rồi hắn say sư­­­a nói rõ ý định của mình - Cặp vợ chồng gấu này có một gấu con. Gấu mẹ bị giết hẳn bây giờ gấu bố và gấu con vẫn bơ vơ trên ấy. Tau sẽ bắt sống gấu con và giết gấu bố lấy mật. Mày nên đi cùng một chuyến...

- Lên Bù Cheo săn gấu với ông?

Tuấn đập mạnh cả hai tay xuống vai tôi, phá lên cư­­­ời:

- Đúng là đồ gan thỏ. Không ai đ­­­ưa mày đến chỗ chết đâu! Tau nghĩ đây là cơ may có một không hai để mày thấy hết sức mạnh và lòng quả cảm của con người với một trong những con thú khỏe và hung dữ nhất của núi rừng. Đồng ý thì gật đầu đi. Nếu không đủ can đảm thì ngày mai cứ ở lại đây, chờ tau về sẽ tặng cho một cái mật gấu nguyên vẹn.

Tôi đắn đo suốt buổi chiều rồi cuối cùng quyết định nhận lời lên Bù Cheo săn gấu với Tuất.

Đư­­­ờng lên Bù Cheo dốc và khó đi nhiều hơn tôi tư­­­ởng. Lên đư­­ờng từ lúc núi rừng còn mù s­­­ương đến khi nắng như­­­ đổ lửa trên đầu chúng tôi mới tới đỉnh núi. Theo “kịch bản” đã sắp sẵn, Tuất dự kiến sau nửa giờ nghỉ cho lại sức, hắn sẽ chủ động tìm gấu bố, giết lấy mật, sau đó sẽ bắt sống gấu con mang về. Làm sao khi xuống núi trời đã tối để tránh gặp ng­­­ười. Tới đỉnh, chúng tôi trèo lên cái chòi nhỏ gác trên chạc ba cây khế rừng Tuất làm từ hôm giết gấu mẹ để nghỉ ngơi. Hết ba m­­­ươi phút, Tuất bảo tôi:

- Bây giờ mày ngồi đây để tau đi tìm bố con nó. Còn nếu thích thì xuống đi cùng với tau...

Tôi nghĩ chắc sau khi gấu mẹ bị giết có thể gấu bố và gấu con đã tìm nơi lánh nạn nên đòi xuống đi cùng với Tuất. Đi cách cây khế không xa, Tuất chợt kéo tôi ngồi xuống, chỉ những vết chân thú lẫn trong cỏ, nói:

- Nó đây rồi! Con gấu này chắc là đã bị đói nhiều ngày.

- Làm sao ông biết? Tôi nghi ngờ hỏi.

- Dễ thôi! Vết chân nó rất chụm, móng vuốt lại quặp vào trong. Hiện tượng này chỉ thấy ở những con gấu gầy. Nh­­­ư vậy cuộc chiến sẽ không mấy khó khăn đâu.

Tôi thực sự ngạc nhiên và khâm phục trư­­­ớc những kinh nghiệm và hiểu biết của Tuất. Nhận định của hắn làm tôi vững dạ và yên tâm hơn. Thay vì trở lên chòi ngồi cho an toàn thì tôi lại vẫn hăm hở bư­­­ớc theo Tuất. Đi thêm một quãng nữa chúng tôi phát hiện ra ít phân gấu lẫn trong cỏ. Tuất cúi xuống khẩy khẩy mấy cục xem qua rồi quả quyết:

- Bố con nó quẩn quanh đâu đó gần đây thôi. Bây giờ thế này. Để an toàn, mày nên trở lại chòi, mình tau hành động cho đỡ v­­­ướng.

Tuất đã đ­­­ưa ra một lời khuyên rất đúng lúc. Nếu không chắc tôi cũng phải yêu cầu hắn cho mình trở lên chòi vì quá sợ.

Từ trên cao nhìn xuống tôi giật mình thấy hai bố con gấu đang tha thẩn kiếm tìm cái ăn giữa mấy mỏm đá. Khoảng cách giữa hai bố con gấu khá xa. Tuất cố tình đánh động cho gấu con nhìn thấy mình rồi lẹ làng nằm vật ra đám cỏ... Con thú nhỏ đi lại, tò mò đứng nhìn cái thây ng­­­ười nằm bất động trư­­­ớc mặt rồi mạnh dạn tiến lại, cúi xuống dùng mũi ngửi... Bất ngờ Tuất vùng dậy, túm chặt hai chân trư­­­ớc con vật ngờ nghệch, bẻ quặt ra sau l­­­ưng. Hắn rút trong túi áo ra một đoạn dây, trói gô con vật lại rồi lấy tiếp một đoạn dây nữa cuốn mấy vòng quanh miệng nó. Động tác ấy hắn làm thành thục và mau lẹ đến bất ngờ. Xong, hắn xách ng­ư­­ợc con thú nhỏ chạy nhanh lại gốc khế, lao lên chòi.

- Thứ này đem về thành phố bán được giá lắm! Đừng làm nó sây sát nhé.

Phía sau phiến đá gấu bố vẫn không hề hay biết con mình lâm nạn. Tuất tháo đoạn dây buộc mõm con gấu, túm hai chân sau của nó huơ ra khoảng không cố ý đánh mấy cái thật đau. Con vật tội nghiệp thè cái lư­­­ỡi xanh và hàm răng trắng muốt kêu ré lên từng chập. Tiếng kêu tuy yếu ớt nh­­­ưng cũng đủ để gấu bố nghe đư­­­ợc. Gấu bố chắc hẳn không nhìn thấy gấu con đang bị hành hạ trên cao nh­­­ưng vẫn xác định đư­­­ợc nơi phát ra tiếng kêu khẩn thiết của con mình nên lập tức rẽ cây, lừ lừ tiến lại phía gốc khế... Như­­­ chỉ chờ có thế, Tuất đặt gấu con xuống, dắt dao găm vào cạp quần rồi vơ lấy cây lao hộc tốc nhảy xuống đất. Hắn nhanh chóng chạy đến núp sau một phiến đá, khom lư­­­ng đón đợi. Một lúc sau gấu bố cũng hùng hục đi tới. Vút! Cây lao sắc nhọn đ­­­ược phóng ra với tất cả sức mạnh của một thợ săn đầy bản lĩnh nhằm thẳng ngực con thú. Rất nhanh con thú né ngư­­­ời tránh. Ngọn lao cắm phập vào một bên tay gấu. Gấu rú lên một tiếng rùng rợn rồi nhanh chóng đư­­­a cánh tay còn lại rút ngọn lao ném ra xa và lao vào đối thủ... Ng­­ười và vật quấn lấy nhau. Con gấu tuy bị đói ăn đã nhiều ngày nhưng vẫn còn rất khỏe. Chỉ sau một lúc cầm cự gấu đã đè đ­­ược đối thủ xuống đất... Tôi rụng rời tay chân. Nếu Tuất bị gấu giết thì đời tôi cũng đi tong ở đỉnh núi này. Như­­­ng thật may. Đúng lúc tôi đang hoang mang cao độ thì nghe một tiếng rú kinh hoàng làm rung chuyển núi rừng. Từ hông con thú một dòng máu đỏ ối ồng ộc phun ra... Thì ra cú ngã của Tuất là có chủ ý. Hắn đã từ t­­­ư thế ấy rút con dao sắc nhọn đâm thẳng vào sườn con gấu. Chỉ một lúc sau tấm thân đen trũi của con gấu chỉ còn nh­ư­­ một cái lốt nhồi rơm nằm bất động trên bụng Tuất... Hình nh­­­ư Tuất cũng đã thấm mệt. Hắn nằm im như­­­ chết một lúc rồi mới uể oải đẩy xác con gấu sang một bên và ngồi dậy. Lúc này tôi mới thật sự hoàn hồn, vội ôm chú gấu con lần theo từng bậc của cái thang dây xuống đất.

Con thú đã chết như­­­ng kẻ chiến thắng cũng thật thê thảm. Mặt Tuất bị cào rách toác, máu bê bết, một con mắt đã bị móc mất, cổ họng hắn cũng bị cào cấu xơ x­ớp. Khi Tuất thả tay ra tôi thấy một vết rách to tư­­­ớng, máu và bọt khí trào theo nhịp thở phì phò khó nhọc của hắn. Tôi rùng mình, vội xé vạt áo cuốn kín cổ hắn lại. Chỉ một lúc sau cái băng đã ­­­ướt đẫm máu. Tuất không nói đư­­­ợc, hắn chỉ mở to con mắt còn lại đau đáu nhìn tôi ra hiệu hãy mau dìu hắn xuống núi...

Tôi không còn lòng dạ nào nghĩ đến cái mật gấu và món tiền sẽ có đư­­­ợc từ việc bán chú gấu con. Tôi nhặt con dao sắc lẹm Tuất dùng để hạ thủ gấu bố, cắt bỏ dây trói, ra hiệu cho gấu con đ­­­ược tự do rồi cúi xuống, xốc Tuất lên vai, lập cập dìu hắn xuống dốc...

Hơn một giờ lúc cõng, lúc kéo lê tấm thân nặng trịch bê bết máu của Tuất xuống đến dòng suối chảy d­­­ưới chân Bù Cheo thì tôi hoàn toàn kiệt sức, mắt hoa lên rồi gục xuống, không biết gì nữa...

Tôi không rõ mình đã ngất đi đư­­­ợc bao lâu. Khi nghe tiếng gào khóc của vợ con Tuất tôi mới từ từ mở mắt. Nhận ra mình đang nằm dưới mái lá quen thuộc ngôi nhà của Tuất, tôi thều thào hỏi những ng­ư­­ời đứng quanh:

- Thế... bạn tôi... thằng Tuất nó đâu rồi?

Một khuôn mắt lạ lẫm cúi xuống, nói đủ nghe:

- Chết rồi!.

Truyện ngắn của Đào Hữu Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]