(vhds.baothanhhoa.vn) - Qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như xây dựng CNXH, công tác dân vận đã tác động tích cực đến nhiều phong trào yêu nước. Những phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt", phong trào phụ lão, thanh niên, phụ nữ cứu quốc, phong trào tòng quân giết giặc, rồi "phụ nữ ba đảm đang", "thanh niên ba sẵn sàng", "mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" và “doanh nhân thành đạt”, “gia đình văn hóa”, “làng văn hóa”, đời sống văn hóa ở khu dân cư... Đặc biệt, gần đây, Đảng ta có chủ trương “xây dựng nông thôn mới” một phong trào xã hội rất toàn diện và rộng rãi tạo khí thế mới trong nông dân, nông thôn ở nước ta.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dân vận tốt trong công tác mặt trận để xây dựng NTM, bảo tồn di sản văn hóa phát triển du lịch

Qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như xây dựng CNXH, công tác dân vận đã tác động tích cực đến nhiều phong trào yêu nước. Những phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt", phong trào phụ lão, thanh niên, phụ nữ cứu quốc, phong trào tòng quân giết giặc, rồi "phụ nữ ba đảm đang", "thanh niên ba sẵn sàng", "mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" và “doanh nhân thành đạt”, “gia đình văn hóa”, “làng văn hóa”, đời sống văn hóa ở khu dân cư... Đặc biệt, gần đây, Đảng ta có chủ trương “xây dựng nông thôn mới” một phong trào xã hội rất toàn diện và rộng rãi tạo khí thế mới trong nông dân, nông thôn ở nước ta.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân từ miền núi đến miền xuôi, hải đảo của cả nước anh dũng chiến đấu, viết nên bản anh hùng ca chói lọi, đưa công cuộc giải phóng miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thành công. Đồng thời với những sự kiện vĩ đại ấy, nhân dân ta đã tạo dựng nên một hệ thống di sản văn hóa với tinh thần độc lập tự chủ đã được khẳng định theo thời gian của quá trình phát triển lịch sử dân tộc. Việc xây dựng NTM trong đó có xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, kiến trúc cổ di tích cách mạng phải được hài hòa giữa bảo tồn và phát triển là một việc làm khó, đòi hỏi phải phát huy nghệ thuật dân vận của mặt trận. Do các di tích dày đặc đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và có những loại chưa đủ điều kiện hoặc chưa làm kịp hồ sơ xếp hạng còn nằm rải rác ở các làng quê vì vậy khi tiến hành quy hoạch làm đường liên thôn, liên xã gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nơi làm được đường thuận lợi theo quy hoạch thì ảnh hưởng đến di tích như đền, chùa, và các phế tích chưa được khai quật nghiên cứu khoa học, có những địa phương còn lưu giữ những hồ làng, giếng nước, cây cổ thụ vài trăm năm tuổi không thể phá đi để làm đường giao thông làng, xã,...

Để vừa giữ được di tích để phát huy tác dụng giáo dục truyền thống vừa phải đảm bảo được các tiêu chí xây dựng NTM ở địa phương, đó là vấn đề rất khó khăn và nhạy cảm ở nhiều địa phương trong nước. Với tinh thần cách mạng vô tư trong sáng kết hợp với tinh thần “dân vận khéo” mà nhiều gia đình tự nguyện hy sinh nhà ở, ruộng vườn, cây cối hàng chục triệu đồng để đóng góp làm đường liên thôn, tránh phá bỏ những di tích lâu đời mà ông cha đã tạo dựng. Điều đó đã giải quyết được rất nhiều khó khăn cho lãnh đạo địa phương khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Những tiêu chí xây dựng NTM xét cho đến cùng là những tiêu chí mang ý nghĩa văn hoá “chân, thiện, mỹ” nhằm góp phần xây dựng một nền kinh tế mới, văn hoá mới ở nông thôn. Thuộc tính của việc xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, hoàn thiện nhân cách sống, tư duy sáng tạo không chấp nhận bảo thủ cực đoan để phát triển bền vững là tâm nguyện của người dân.

Từ nhận thức về các phong trào như “xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào “xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, gia đình thể thao”,... phong trào xây dựng NTM phải lồng ghép như thế nào có hiệu quả là cả một quá trình nhận thức hết sức biện chứng và logic trong mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng, mỗi phong trào đều có tính độc lập và được quần chúng đồng thuận thực hiện. Mỗi phong trào đều có nội hàm riêng nhưng đều có cái chung là bảo tồn và phát triển, tuỳ theo tính chất, không gian, thời gian vì mỗi nơi mỗi khác về phong tục tập quán, về thói quen lao động sản xuất,... mà có phương pháp dân vận để người dân thực hiện.

Nhiều địa phương, bên cạnh những khó khăn về nhận thức về phương pháp “thay cũ đổi mới” ở một bộ phận người dân và cán bộ song qua nhiều cuộc họp luận bàn cán bộ mặt trận, dân vận đã thuyết phục cách tháo gỡ nên đại đa số quần chúng nhân dân thực hiện phong trào này rất tốt. Tư tưởng phát triển KT-XH, AN-QP, xoá nghèo bền vững, ý thức cộng đồng trách nhiệm tình làng nghĩa xóm đã trở thành ý thức hệ bền vững từ bao đời nay đã trở thành di sản văn hoá phi vật thể vốn có của người dân, nó là động lực thúc đẩy phong trào xây dựng NTM ở nhiều tỉnh thành công. Phát huy kết quả thực tiễn từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” đã tạo ra những tiền đề vừa kế thừa vừa phát huy tác dụng chuyển tiếp kết nối cho phong trào xây dựng NTM đang diễn ra ở các địa phương trong cả nước. “Đoàn kết” vừa là di sản tinh thần vừa là sức mạnh, động lực vươn tới để đấu tranh với tư tưởng cá nhân cực đoan hẹp hòi, tư lợi đem lại lợi ích cộng đồng mà nảy sinh xuất phát từ phong trào nông thôn và nông dân ở các địa phương. Trong thực tế người nông dân ở các vùng cao Lạng Sơn, Tây Nguyên, Thanh Hóa,... đã có nhiều điển hình tốt vì lợi ích cộng đồng, xã hội mà hiến đất, hiến nhà, tiền của, công sức để làm công trình phúc lợi. Trong việc dân vận để phát huy quyền dân chủ giải quyết những quan điểm khác nhau như bảo tồn và phát huy tác dụng của những di sản văn hóa đã được công nhận hoặc chưa cấp bằng công nhận của Nhà nước với việc quy hoạch xây dựng đường làng, cơ sở sản xuất, khu phục vụ văn hóa công cộng thường xuyên được đặt ra ở nhiều địa phương. Vấn đề có nên phá bỏ cây cổ thụ trên trăm năm tuổi, giếng cổ, cổng làng, nền móng đền, đình làng, chùa chiền, miếu mạo có hằng trăm năm theo luật di sản hay không để xây dựng công trình mới ở nông thôn, đó là những vấn đề đặt ra ở nhiều nơi có truyền thống văn hoá cổ như Huế, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Nội,... Sau nhiều ý kiến tranh luận khác nhau giữa bảo tồn và phát triển, giữa xoá bỏ và làm mới, cuối cùng nhân dân nơi đó đã thống nhất phải cần bảo tồn để giáo dục truyền thống nhưng đồng thời vẫn phải làm công trình mới theo quy hoạch một cách hợp lý. Như vậy, có thể nói rằng: qua việc xây dựng NTM mà nhận thức của công chúng chuyển biến một cách rất đáng kể, tạo nên cách nhìn mới đồng cảm giữa dân và cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Từ nhận thức trong tư duy đổi mới, cách nhìn đúng đắn mối quan hệ giữa di sản truyền thống với sự phát triển kinh tế của người dân trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng NTM tuy có những lúc, những nơi còn có những ý kiến khác nhau song qua thực tiễn cũng được đồng thuận để quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ mà cấp ủy và chính quyền đề ra. Nhiều nơi đồng bào các tôn giáo đã đóng góp nhiều ý kiến sát đúng cho cấp trên điều chỉnh những vấn đề còn vướng mắc nhất là cơ chế chính sách, biện pháp, cách làm về việc đưa phong trào xây dựng NTM phát triển hài hoà giữa hưởng thụ văn hoá với hưởng thụ vật chất ở nông thôn. Từ cách làm truyền cảm của công tác dân vận trong hoạt động của mặt trận Tổ quốc ở các địa phương để xây dựng NTM gắn với việc phát triển du lịch cộng đồng, thông qua bảo tồn và phát huy tác dụng di sản văn hóa trong du lịch là một vấn đề rất hiệu quả đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo.

TP Sầm Sơn, nhờ công tác dân vận khéo đã khắc phục tình trạng ngập lụt do mưa lớn kéo dài tại khu phố Châu Lộc.

Nông thôn làng quê Việt Nam với những kiến trúc cổ cảnh quan làng nghề truyền thống đã trở thành di sản văn hoá vật thể, phi vật thể trong đời sống xã hội dân cư Việt rất cần được bảo tồn để phát huy tác dụng. Cùng với kiến trúc, biết bao làng nghề đã vang bóng một thời như: đúc đồng, sơn mài, tơ tằm, chiếu cói, đồ gỗ mỹ nghệ, chèo cổ Thái Bình, tuồng Bình Định, quan họ Bắc Ninh, hát văn Hà Nam, Nam Định,... song hành với truyền thống làng nghề, còn sống động biết bao làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc miền núi,... là những giá trị tinh thần vô giá ở nông thôn. Tất cả đó là những di sản truyền thống, tuy có nơi chưa được quan tâm đúng mức bị mai một, song đó là những minh chứng cho những di sản cần được bảo tồn, lưu giữ. Với tinh thần dân chủ đối thoại, công tác dân vận, mặt trận Tổ quốc đã giải quyết những vướng mắc ở cơ sở giữa cán bộ địa phương với nhân dân, để khắc phục tư tưởng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới, đổi điền, dồn thửa mà xoá đi những di sản vốn có của quê hương do ông cha đã bao đời tạo dựng là điều không thể chấp nhận được và thực tế ở nhiều địa phương đã được giải quyết khá tốt. Đây là thắng lợi rất căn bản cho việc xây dựng NTM với sự bảo tồn vốn có của văn hoá tại làng quê. Những quy hoạch được vẽ đi vẽ lại chỉ vì một lợi ích lớn là “bảo tồn văn hoá và phát triển”, làm được như vậy là góp phần vào văn hoá du lịch cộng đồng ở nông thôn. Qua đây người dân vững tin hơn để phát triển sản xuất, phát triển phúc lợi xã hội trong đó có kinh tế. Nếu giữ lại một cây đa, cây gạo cổ thụ, một cổng làng, một giếng nước, một ngôi đình, một ngôi nhà cổ, một làng nghề, một làn điệu dân ca, một lễ hội truyền thống ở địa phương mình sẽ tạo ra tiềm năng phát triển du lịch.

Nước ta có nhiều lễ hội gắn với kiến trúc cổ sẽ tạo ra một hệ thống di sản vật thể và phi vật thể trải dài đến làng bản nông thôn rộng lớn ở cả nước, một nguồn thu trải nghiệm từ du lịch nông thôn phong phú. Điều đáng mừng là ngay từ đầu, các xã đã từng bước xây dựng được phương án của mối quan hệ hữu cơ giữa lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần thông qua bảo tồn di sản và việc xây dựng NTM để mở ra cách làm kinh tế.

Xây dựng NTM là một vấn đề mới nhưng bản chất, thuộc tính của nó là rất gần gũi, rất thiết thực đối với nông thôn, nông dân. Đây là một cuộc vận động chính trị xã hội rất sâu sắc đòi hỏi công tác dân vận phải sáng tạo, mang tính thuyết phục đối với dân, bởi vì các tiêu chí của phong trào đều xuất phát từ tâm tư nguyện vọng của người dân với sự nghiệp đổi mới ở nông thôn.

Song, trong thực tế khi thực hiện phong trào này không ít những khó khăn trở ngại về nhận thức tư tưởng, điều kiện vật chất, chế tài trong quá trình thực hiện các tiêu chí nhất là vấn đề bảo tồn truyền thống với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn hiện nay. Vì thế công tác “dân vận khéo” trong mặt trận, có hiệu quả là cả quá trình vào cuộc của hệ thống chính trị ở các địa phương. Trong thực tế nhiều nơi trong nước như ở Hà Nội, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Thái Bình,... cũng có nơi làng xã trong khi giải quyết làm đường giao thông liên thôn đã đụng chạm đến quy hoạch ruộng vườn, nhà ở của dân, di tích của địa phương, ít nhiều làm chậm lại việc thực hiện đầy đủ các tiêu chí xây dựng NTM. Ví như ở xã Đông Phương (Tiền Hải, Thái Bình); xã Định Tân, xã Quý Lộc (Yên Định, Thanh Hóa) cũng không ngoại lệ, song do rút kinh nghiệm nhiều địa phương trong nước mà việc thực hiện quy trình xây dựng NTM, những vướng mắc về bảo tồn di sản với quy hoạch hạ tầng làng xã sớm được khắc phục. Trong công tác dân vận, việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là lẽ đương nhiên nhưng thuyết phục lòng người với những phương châm xã hội hóa là một vấn đề rất nhạy cảm để có được sự đồng tình của dân là một vấn đề rất lớn. Xã Đông Phương, Thái Bình; huyện Yên Định, Thanh Hóa đã làm tốt vấn đề đó một cách thấu đáo nên đã tạo được sự đồng thuận của quần chúng tin tưởng và tự giác làm theo và các địa phương đó đã trở thành những đơn vị NTM điển hình.

Đổi mới để phát triển, bảo tồn di sản để phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc là phương châm tiên quyết trong sự nghiệp xây dựng NTM sẽ tạo ra khí thế mới xây dựng quê hương giàu đẹp, bền vững.

Hoàng Hoa Mai


Hoàng Hoa Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]