(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong tâm khảm mỗi người con xa xứ, hai tiếng “quê hương” gợi lên sao mà thân thuộc, da diết đến thế.

Quê hương nơi nuôi lớn tuổi thơ tôi!

Trong tâm khảm mỗi người con xa xứ, hai tiếng “quê hương” gợi lên sao mà thân thuộc, da diết đến thế.

Quê hương nơi nuôi lớn tuổi thơ tôi!

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Cũng như bao miền quê khác yên ả khác, làng tôi cũng gắn liền với các hình ảnh đã trở thành biểu tượng: cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình…

Qua cổng làng rêu phong, con đường nhỏ quanh co chạm ngõ vắng từng nhà. Những mái tranh còn bảng lảng, lẫn khuất của khói lam chiều chưa dứt, vương dưới những rặng hoa xoan…

Với lũ trẻ mục đồng, mỗi khi hè đến là lòng lại vui như mở hội. Đứa nào đứa nấy hớn hở dẹp bỏ những tập sách, tập vở đôi khi làm cho đầu óc mụ mị, mà nô đùa, hò hét nơi triền đê lộng gió, thả hồn vào những cánh diều với những ước mơ tôi.

Thằng Tí, thằng Bờm, con Tũn và tôi - cu Bi hè nào cũng vậy. Từ rạng sớm, đã í ới gọi nhau, chó sủa inh cả một góc làng. Dậy nhanh thằng Bi, con Tũn… như thể sợ ngày mới sẽ lặn, sợ mùa hè mau qua mất. Để rồi chiều về, đứa nào đứa nấy mặt mũi lấm lem, phườn phưỡn trên những lưng trâu, bụng căng tròn.

Khi ấy, bố mẹ xoa đầu bảo: “Chị em cu Bi… nay giỏi lắm”. Bố mẹ lại thưởng cho củ khoai, bát cốm mới hoặc chăng là lời hứa về những bộ quần áo đẹp khi tết đến, xuân về khiến chị em chúng tôi vui tíu tít, mong chờ…

Vào mùa lễ hội, làng tôi nhộn nhịp nhất. Những anh chị học xa, những chú bác định cư trong Nam, ngoài Bắc cùng về trẩy hội. Nhà nào nhà nấy sum tụ, vui vầy với những bữa cơm đoàn viên. Riêng lũ trẻ chúng tôi thì nháo nhác bởi lễ hội đông người, tấp nập với nhiều đồ chơi, thức uống.

Vui từ sáng đến đêm khuya. Rạo rực chờ đợi thời khắc khai hội hoa đăng. Mỗi đứa mỗi đèn thả vào dòng sông quê hương cùng những điều mong ước.

“Tũn điều ước của em là gì?”. Tôi hỏi nhưng em chỉ cười e thẹn. “Thế anh Bi cầu mong điều gì?”. “Bí mật”. “Bí mật mà còn hỏi người ta!”…

Với người dân quê tôi, nơi cổng làng với cây đa cổ thụ tự bao giờ đã trở thành biểu tượng cho nét văn hóa quê hương, ai đi xa cũng nhớ. Cổng làng là nơi trú ngụ tránh những cơn mưa bất chợt của lũ mục đồng chúng tôi. Rồi cũng từ đây, không chỉ là tình yêu quê hương đất nước lớn lên ở mỗi người mà còn là nơi để tình yêu đôi lứa bắt đầu. Là nơi chứa đựng những mảng màu ký ức... Ngày lên đường nhập ngũ, em e ấp giấu đi những giọt nước mắt sau vai tôi. Rồi những nụ cười hạnh phúc, cái ôm chặt ngày đón tôi trở về.

Lũ mục đồng ngày ấy bây giờ đã trưởng thành, lập nghiệp mỗi đứa mỗi nơi. Thế nhưng, hội làng năm nào cũng cố gắng về quê để quê để tụ họp, vui vầy.

Làng quê giờ đây như khoác một chiếc áo mới, lộng lẫy và xa hoa hơn. Xa kia, cổng làng đồ sộ với những ánh đèn nhấp nháy. Những mái tranh nghèo năm nao nay đã là mái bằng, mái ngói đỏ tươi. Cũng chẳng còn khói lam chiều vương vẫn dưới những rặng xoan khi nhà nhà đều nấu nướng bằng bếp ga, bếp điện…

Dẫu biết rằng cuộc sống luôn thay đổi, nhưng đôi khi tôi vẫn cảm thấy luyến tiếc, thở than cho những điều xưa cũ đã lùi về quá khư, ăn sâu vào tiềm thức.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]