(vhds.baothanhhoa.vn) - Quê tôi ở một làng trung du phía Bắc. Tôi lớn lên qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Từ thuở bé, tôi đã nghe nhắc về nước Lào qua câu chuyện của cha tôi và những người trong làng cùng thế hệ. Họ đi bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến sang tận những nơi xa lắm như Xiêng Khoảng, Sầm Nưa, Xa-va-na-khét, Nậm Thà, Bát-tam-băng, Phông Xa-ly... Tôi hình dung theo những câu chuyện kể thì, nơi ấy là đất nước Triệu Voi, những bản làng nở đầy hoa chăm-pa mà quê tôi gọi là hoa đại, có những bà mẹ, người chị rất đỗi yêu thương quân tình nguyện Việt Nam như thể bộ đội Pha-thét Lào.

Tài sản đến ngàn năm sau

Quê tôi ở một làng trung du phía Bắc. Tôi lớn lên qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Từ thuở bé, tôi đã nghe nhắc về nước Lào qua câu chuyện của cha tôi và những người trong làng cùng thế hệ. Họ đi bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến sang tận những nơi xa lắm như Xiêng Khoảng, Sầm Nưa, Xa-va-na-khét, Nậm Thà, Bát-tam-băng, Phông Xa-ly... Tôi hình dung theo những câu chuyện kể thì, nơi ấy là đất nước Triệu Voi, những bản làng nở đầy hoa chăm-pa mà quê tôi gọi là hoa đại, có những bà mẹ, người chị rất đỗi yêu thương quân tình nguyện Việt Nam như thể bộ đội Pha-thét Lào.

Tài sản đến ngàn năm sauTrung tâm thị xã Sầm Nưa (Hủa Phăn). Ảnh: Nguyên Mai

Tôi còn cứ tự hỏi: “Vì sao lại như thế...?”

Ở quê, tôi có nhiều người bạn. Trong số ấy có một người bạn gái thân và thương hơn cả, cho nên biết rất rõ về hoàn cảnh. Cha mẹ bạn tôi sinh con một bề, có 4 người con tất cả đều là gái. Là con lớn trong nhà, khi bạn tôi đang học cấp 1 thì được tin người cha hy sinh ở chiến trường Thượng Lào trong chiến dịch Đông Xuân năm 1953-1954. Một nách 4 con thơ dại, bà mẹ tần tảo cấy lúa, trồng khoai nuôi dạy cả bốn con nên người. Tất cả đều tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm, gia đình đầy đủ. Tôi thầm nghĩ người mẹ ấy xứng đáng là một anh hùng. Mới đây, được tin con của bạn tôi đang làm việc trong một công ty của Việt Nam sang giúp nước bạn Lào xây trường học ở gần Thủ đô Viên Chăn.

Trở lại câu chuyện về những ký ức của thuở ấu thơ kể trên. Theo năm tháng, dần dần tôi tự trả lời được cho mình câu hỏi (“tự vấn”) ngày trước. Đầu tiên là, từ những câu chuyện nghe được ở miền quê trung du. Người trong làng đi về truyền nhau lời của Bác Hồ “Giúp bạn là tự giúp mình!”; đọc cho nhau nghe cả thơ của Bác:

Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt - Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.

Chưa từng được gặp hai nhà lãnh đạo của cách mạng Lào (Chủ tịch Xu-pha-nu-vông và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản), nhưng trong tôi, tên tuổi của các vị ấy gần gũi, đáng kính lắm. Trong một cuốn sổ tay, tôi còn ghi lời của cố Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản nói về tình nghĩa Lào - Việt Nam: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy.”

Tạo hóa sinh ra và tổ tiên để lại cho thế hệ hôm nay và con cháu mai sau hình hài Tổ quốc giống chữ S tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Bên kia là hai nước bạn Lào và Campuchia. Lịch sử, nhất là lịch sử hiện đại minh chứng rằng, 3 nước trên bán đảo Đông Dương luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung và cùng chiến thắng đem lại độc lập, tự do cho Nhân dân mỗi nước. Biết được điều ấy, nên xưa nay các loại kẻ thù luôn tìm cách phá hoại tình đoàn kết, chia rẽ 3 nước Đông Dương, nhằm thực hiện âm mưu thâm độc “chia để trị”.

Thể hiện tâm nguyện của Nhân dân các bộ tộc Lào, cố Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản còn nói: “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng tình đoàn kết giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam mãi mãi bền vững”.

Ngày nay, tiếp nối tinh thần và tình cảm ấy, thể hiện quyết tâm sắt đá của Nhân dân Việt Nam, như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta nguyện giữ gìn và bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào như giữ gìn con ngươi của mắt mình” (*).

(*). Diễn văn đọc tại Lễ mít tinh kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18-7-2017).

Tùy bút của Chu Huy Sơn



Từ khóa: Việt Nam - Lào

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]