(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng 19-11, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức tọa đàm hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh. Đây là một trong những hoạt động nghiệp vụ của các hội viên đồng thời là sự tôn vinh cá nhân văn nghệ sĩ.

Tọa đàm Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh

Sáng 19-11, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức tọa đàm hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh. Đây là một trong những hoạt động nghiệp vụ của các hội viên đồng thời là sự tôn vinh cá nhân văn nghệ sĩ.

Tọa đàm Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh

Toàn cảnh hội thảo.

Hà Thị Cẩm Anh là cây bút dân tộc Mường, xuất hiện sớm ở Thanh Hóa. Năm 13 tuổi chị đã có truyện ngắn, bút ký in ở các tạp chí văn nghệ Người bạn văn hóa của tỉnh. Nhưng vì nhiều lý do, chị đã im hơi lặng tiếng gần 20 năm. Đến năm 2003 chị đột ngột trở lại với một chùm 5 truyện ngắn dự thi và giành giải Nhất cuộc thi Truyện ngắn do Báo Văn nghệ tổ chức. Từ năm 2002 trở lại đây, chị đã cho ra mắt 15 tập truyện, truyện dài, kịch bản phim, tiểu thuyết …

Tọa đàm Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh

Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh chia sẻ về quá trình sáng tác của mình.

Đã có nhiều luận văn thạc sĩ, đại học, nhiều công trình nghiên cứu, bài báo về Hà Thị Cấm Anh, và tại hội thảo lần này, các tham luận đều đánh giá cao những nỗ lực sáng tạo của chị. Đó là cô gái Mường đi từ ruộng nương xa xôi, tạm biệt những bậc cầu thang để vượt qua những tập quán lạc hậu, vượt qua hoàn cảnh gia đình để đi thẳng đến ngôi nhà thân thương Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, rồi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Các tham luận tại hội thảo tập trung vào vấn đề hồn Mường và những nhân vật phụ nữ, tình yêu trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh. Trong bài viết “Hà Thị Cẩm Anh – văn chương như là định mệnh”, PGS.TS Hỏa Diệu Thúy đã khẳng định: Đọc tác phẩm của Hà Thị Cẩm Anh sẽ được gặp thế giới của cả một vùng văn hóa bản địa có sức sống lâu đời, văn hóa của tộc người Mường. “Trong các dân tộc ở xứ Đông Dương, người Mường xứng đáng với một công cuộc nghiên cứu đặc biệt”, và nhà văn Hà Thị Cẩm Anh đã góp phần làm cho văn hóa của dân tộc mình tỏa sáng. Cái thung lũng ba Mường vào tác phẩm của chị quyến rũ người đọc ở nhiều phương diện”.

Nhà thơ Kim Khánh tập trung khai thác “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh”. Đó là những con người hiện lên với tất cả vẻ đẹp và nỗi buồn khổ của người phụ nữ miền núi. Họ là những số phận buồn tủi, những cảnh đời éo le cơ cực, không may mắn, những kiếp người nhỏ bé nhưng cũng đầy khát vọng và bản lĩnh vươn dậy, giành lấy nữ quyền, nhân quyền một cách quả cảm.

PGS.TS Lê Tú Anh với góc nhìn giáo dục ý thức sinh thái đã tìm thấy những thông điệp mang tính nhân văn và thời sự sâu sắc trong truyện thiếu nhi của Hà Thị Cẩm Anh. Đó là sự mong mỏi về một tinh thần giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái trong mỗi người, và tinh thần ấy cần được nuôi dưỡng từ tuổi ấu nhi cho đến lúc trưởng thành và mãi mãi.

Tọa đàm Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh

Ban Tổ chức hội thảo tặng hoa chúc mừng nhà văn Hà Thị Cẩm Anh

Dù ở tuổi 73 nhưng nhà văn Hà Thị Cẩm Anh đã vượt lên hoàn cảnh, miệt mài với những trang viết, cho ra đời nhiều cuốn sách dày dặn. Hà Thị Cẩm Anh không chỉ đang viết văn, chị sống với văn. Trong năm 2021, chị vừa ra mắt độc giả tiểu thuyết “Lửa đỏ”.

Đánh giá tổng kết hội thảo, ông Nguyễn Văn Túy, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khẳng định: Hội thảo đã khẳng định những nỗ lực trong sự dấn thân với văn chương của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh, đồng thời cũng là sự động viên tinh thần để chị tiếp tục giữ ngọn lửa sáng tạo.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]