(vhds.baothanhhoa.vn) - Bức tranh “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội là tác phẩm mới được họa sĩ Hoàng Hoa Mai hoàn thành sau 5 năm miệt mài nghiên cứu sáng tác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bức tranh "Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập"

Bức tranh “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội là tác phẩm mới được họa sĩ Hoàng Hoa Mai hoàn thành sau 5 năm miệt mài nghiên cứu sáng tác.

Họa sĩ Hoàng Hoa Mai là một trong số ít họa sĩ trong cả nước đã có nhiều thành công trong sáng tác về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đọng lại nhất trong các tác phẩm và gây được dấu ấn với công chúng là: Bức tranh “Bác Hồ với cây chì đỏ” - Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1990 tại Hà Nội, “Bác Hồ trên đỉnh núi Trường Lệ” - bức tranh đã triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010 và đã được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ kháng chiến” năm 1947 tại Thanh Hóa, “Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập” và tác phẩm chân dung Nguyễn Ái Quốc được thể hiện ở thời điểm Bác Hồ đọc luận cương Lênin khi Người ở Paris, tác phẩm đã Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2005 ở Hà Nội và đã được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nguyễn Tất Thành trên đất Mỹ,...

Gần đây nhất, bức tranh “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội là tác phẩm mới được họa sĩ hoàn thành sau 5 năm miệt mài nghiên cứu sáng tác. Để thực hiện tác phẩm này, họa sĩ đã phải dày công thu thập tư liệu, nhiều lần đến tìm hiểu, tham vấn ý kiến cán bộ ở số nhà 48 Hàng Ngang (Hà Nội), nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 và gặp nhân chứng chủ nhà để được nghe kể chuyện về những ngày Bác Hồ sống và làm việc tại đây.

Để tác phẩm sinh động và logic với nội dung Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, họa sĩ phải nghiên cứu nơi Bác viết Tuyên ngôn Độc lập. Các cứ liệu trong không gian của căn phòng giản dị yên tĩnh, vị lãnh tụ tối cao của cách mạng Việt Nam ung dung chăm chú ngồi viết “Tuyên ngôn Độc lập” của một dân tộc vừa giành lại được nền độc lập, tự do cho dân tộc. Họa sĩ đã thể hiện khá sinh động đường nét và độ sáng, tối phù hợp, trong một cấu trúc tổng thể về màu sắc, gợi mở không gian và thời gian ra đời bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Các cứ liệu để sáng tác Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập là để xây dựng tác phẩm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Song cũng chưa đủ cứ liệu để sáng tác bức tranh “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” mà họa sĩ còn phải tiếp tục đi thực tế để tìm hiểu nơi mà Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. (Tranh sơn dầu của Hoàng Hoa Mai)

Tác giả phải đến nhiều điểm ở Quảng trường Ba Đình để nghiên cứu đọc nhiều tài liệu, ảnh chụp về Bác thời đó để phân tích không gian bố cục, cấu trúc cho sát với thực tế khi xây dựng tác phẩm. Trong các bức ảnh mà tác giả sưu tập được về Bác ở thời điểm đọc Tuyên ngôn Độc lập thì chưa thấy bức ảnh cận cảnh nào về chân dung Bác mà phần lớn là những bức ảnh chụp từ xa. Theo họa sĩ Hoàng Hoa Mai thì tác giả có thấy một bức ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập được cho là cận cảnh, nhưng với cách nghiên cứu của tác giả thì đây có thể đã có sự chỉnh sửa thiếu độ tin cậy thời điểm mà Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập. Vì vậy họa sĩ phải căn cứ vào các cứ liệu khác để miêu tả chân dung ở lúc Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập, kể cả dáng vóc, trang phục, ánh sáng, cảnh vật không gian và thời gian. Trong các bức ảnh chụp trên lễ đài Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập thời đó nhìn từ xa có nhiều vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ, nhưng không rõ chân dung từng người kể cả hình ảnh của Bác Hồ cũng không rõ lắm. Vì vậy tác giả phải nghiên cứu thêm về hoạt động của Bác trong năm 1946. Sau khi có những tư liệu cụ thể, họa sĩ đi sâu miêu tả một cách chính xác hơn về dung quang của Người trên lễ đài đọc Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), thời điểm đó, Bác Hồ đã là 55 tuổi, dáng vóc thanh cao, khuôn mặt có gãy nhưng lúc nào Bác cũng vui tươi, niềm nở với đồng chí, đồng bào. Trong niềm vui của ngày hội non sông, Bác trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, với giọng nói ấm áp, mạch lạc, rõ ràng từng câu, từng chữ vì thế cả rừng người im phăng phắc, lắng nghe từng ý, từng lời mà Bác nói trong bản Tuyên ngôn Độc lập. Với cách văn chính luận, Bác logic một cách khoa học của cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập, tự do cho dân tộc, đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Chân dung Bác Hồ trong bản Tuyên ngôn Độc lập được thể hiện hào khí dân tộc Việt Nam là tự do, độc lập, quyền làm chủ đất nước để phấn đấu cho mỗi người dân có quyền ấm no, hạnh phúc. Tư tưởng ấy, Bác Hồ cũng đã nhấn mạnh một cách rất triết lý nhân sinh quan, thế giới quan thông qua lời trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Tinh thần ấy được liên hệ một cách rất khoa học mật thiết về quyền con người, quyền mưu cầu hạnh phúc đối với một dân tộc như dân tộc Việt Nam là một điều tất nhiên mà Bác nói rõ trong Tuyên ngôn Độc lập.

Hình ảnh Bác Hồ với bộ quần áo kaki màu vàng, Người đứng trên lễ đài tay cầm bản Tuyên ngôn Độc lập dõng dạc đọc trước biển người trên Quảng trường Ba Đình lịch sử. Không gian được tác giả tái hiện lại là căn cứ vào bức ảnh chụp đen trắng toàn cảnh gần Phủ Chủ tịch, mà Bác Hồ là chủ thể điều hành buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập Quốc khánh 2/9/1945. Bức tranh miêu tả không gian trước và sau lễ đài có nhiều cờ Tổ quốc tung bay trước gió, bầu trời trong xanh, điểm trắng những áng mây thu, người xem tranh có thể cảm nhận được tiếng nói, ân tình của Bác đang được gió mùa thu chuyển lời Tuyên ngôn Độc lập của Người đến khắp vùng miền, núi sông, giang sơn quy về một mối.

Bức tranh đã hoàn thành trong năm 2020, đúng vào dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người. Với tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ, hầu như cả đời họa sĩ Hoàng Hoa Mai lúc nào cũng đặt ra mình đã làm gì để tái hiện được nhiều hình ảnh về Bác Hồ mà những nơi Bác đã đến, ở và làm việc.

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tuy có nhiều ảnh chụp, nhưng không có bức ảnh nào là cận cảnh về dung quang của Người khi đọc Tuyên ngôn Độc lập một cách cụ thể, chi tiết, nên việc tái hiện cận cảnh rõ nét hơn là rất cần thiết.

Tuy vẽ và nghiên cứu nhiều về Bác, nhưng khi xây dựng tác phẩm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, họa sĩ Hoàng Hoa Mai cảm thấy gặp rất nhiều khó khăn về tư liệu lịch sử lúc bấy giờ, nhất là khi khái quát miêu tả chân dung hào quang của Người trên lễ đài lúc ánh nắng thu tỏa sáng và tiếng Người vọng vang non sông đất nước.

Là một họa sĩ chuyên ngành hội họa Hội Mỹ thuật Việt Nam, tác giả đã đóng góp nhiều tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đó có bức tranh “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” Quốc khánh 2/9/1945.

Minh Trang


Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]