(vhds.baothanhhoa.vn) - Tác phẩm “Từ trong bụi phấn” của nhà giáo- Thạc sĩ Lê Xuân Soan - nguyên cán bộ giảng dạy Trường Đại học Hồng Đức ra mắt bạn đọc vừa qua như một đường viền kết hoa bay lặng lẽ vào không gian văn học, tạo nên một sắc thái thu hút sự tò mò của độc giả. Có lẽ sự tích tụ trải nghiệm trong 40 mươi năm với sự nghiệp trồng người đã ngấm vào mạch nguồn văn chương để tác giả Lê Xuân Soan viết nên tác phẩm, đáp ứng sự kỳ vọng chờ đợi của nhiều thế hệ sinh viên, đồng nghiệp, bạn bè.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đôi điều cảm nhận ‘từ trong bụi phấn’

Tác phẩm “Từ trong bụi phấn” của nhà giáo- Thạc sĩ Lê Xuân Soan - nguyên cán bộ giảng dạy Trường Đại học Hồng Đức ra mắt bạn đọc vừa qua như một đường viền kết hoa bay lặng lẽ vào không gian văn học, tạo nên một sắc thái thu hút sự tò mò của độc giả. Có lẽ sự tích tụ trải nghiệm trong 40 mươi năm với sự nghiệp trồng người đã ngấm vào mạch nguồn văn chương để tác giả Lê Xuân Soan viết nên tác phẩm, đáp ứng sự kỳ vọng chờ đợi của nhiều thế hệ sinh viên, đồng nghiệp, bạn bè.

Với gần 500 trang, tác phẩm “Từ trong bụi phấn” đã thể hiện những rung cảm thẩm mỹ, chứa đựng cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau. Hơn thế nữa đã len vào cõi người để tìm đến những hiệu ứng tích cực trong thế giới văn chương. Ngay từ tên tác phẩm đã khơi gợi tình cảm người đọc vừa lạ vừa yêu. Cái lạ ở đây chính là sự tâm huyết, cả đời say mê với học trò. Giúp học trò mở khóa tìm sáng tạo khám phá cái mới trong các tác phẩm văn học, cũng như định hướng phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.

Tôi đã đọc liền một mạch hết cả cuốn. Mới biết những con chữ chạy theo dòng cảm xúc đã lặn lội đi qua năm tháng cuộc đời của một nhà giáo sâu nặng lắm. Âu cũng là cái nghiệp với văn chương của một tâm hồn nghệ sĩ Xuân Soan.

Qua nhiều năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, người nghệ sĩ ấy không những có nhiều chuyên luận được học trò, đồng nghiệp mến mộ trong ngành mà còn uyên thâm trong lĩnh vực khai thác, biên soạn một số công trình khoa học, qua việc viết “Địa chí” cho các huyện Bá Thước, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy góp phần giữ gìn vốn văn hóa Việt.

Đi sâu vào lĩnh vực khoa học. Nhà giáo Xuân Soan đã dành nhiều thời gian cho nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ học. Với con mắt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, Thạc sĩ Xuân Soan thực sự thành công trong hội thảo Quốc tế tại Hà Nội qua bài viết: Sử dụng cặp từ hô ứng “Càng…. Càng” trong truyện Kiều của đại Thi hào Nguyễn Du. Đây không chỉ là niềm vinh dự của nhà giáo XS mà còn khẳng định vị trí đứng xứng tầm của tác giả trong giới nghiên cứu ngôn ngữ Truyện Kiều. Trước tượng đài các tác phẩm kinh điển được nhiều cây bút PBVH nổi tiếng đề cập trên văn đàn, tác giả Xuân Soan không bị choáng ngợp. Trái lại vẫn bản lĩnh phát huy sức sáng tạo riêng của mình. Nét riêng ấy tập trung chủ yếu vào đối tượng người đọc là học sinh, sinh viên, giáo viên dạy các trường phổ thông khi họ chờ đợi trong niềm khát và thiếu.

Ngoài những vấn đề trên, cuốn sách dành hơn nửa số trang gồm những bài NCLLPB, còn lại là những bài bút ký, những định hướng phương pháp dạy học theo thể loại.

Ở phần đầu, tôi rất thích bài viết “Kiều Vượng một đời lính một đời văn”. Vẫn xoay quanh từng con chữ, được giao cảm trong triết lý sâu sắc, nhân văn, đầy ý nghĩa, Nhà nghiên cứu Xuân Soan đã khai quặng tìm ra lớp vỉa mới có sức công phá vào hiện thực đời sống xã hội làm ánh lên một Kiều Vượng tài năng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt ở thể loại văn xuôi với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự điều tra, bút ký…

Khi đề cập nội dung dạy học trò tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường, đáng lưu ý có bốn bài viết liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh. Đó là bài “Hình ảnh người phụ nữ trong tập Nhật ký trong tù”, “Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Di sản văn hóa của mọi thời đại”, “Văn kiện lịch sử vô giá, văn bản nghị luận mẫu mực”. Với tư duy một nhà nghiên cứu LLPB VH,tác giả Xuân Soan còn đi sâu vào lĩnh vực khảo cứu, tìm và giải mã ngôn ngữ nghệ thuật qua đặc trưng thể loại như bài “Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật qua đặc trưng loại thể”. Những vấn đề đưa ra đều bình đẳng có tính gợi mở nhưng vô cùng hữu ích. Với sự hiểu rộng giữa lý luận văn học cùng với kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy, nhà giáo Xuân Soan đã mã hóa được từng loại thể. Mỗi phần viết đều có những dẫn chứng chọn lọc, phân tích minh họa có chiều sâu không lẫn với tác giả đi trước nào. Những cảm xúc đều có điểm chung, chân thành, xuất phát từ điểm nhìn khách quan theo quan điểm đúng đắn.

Sẽ là thiếu nếu không nói đến bài viết nghiên cứu tính sử thi trong thơ hiện đại của tác giả Xuân Soan. Đây là đề tài không mới nhưng rất cần giúp học sinh hiểu được tính lịch sử của tác phẩm. Vì nét đẹp sử thi luôn gắn với nhân vật qua hiện thực khách quan, rất cần có lời bình hay, định hướng rõ nét. Với cách luận bàn hấp dẫn, nhà giáo Xuân Soan đã cho học trò hiểu rõ hơn về hình tượng nhân vật đi qua cuộc chiến khốc liệt đã đem lại niềm tự hào cho cả dân tộc. Niềm tự hào ấy trong không khí hoan ca đầy kiêu hãnh phải được lưu giữ trong tâm trí các em là hoàn toàn đúng đắn.

Từ cảm xúc của lòng mình, nhà giáo Xuân Soan đã truyền lửa cho các em bằng tình yêu văn chương cháy bỏng qua việc hướng dẫn các em cách dạy và học thơ theo thể loại. Trong đó có thơ mới và thơ đường. Để có những rung cảm thẩm mỹ một số bài bình luận phân tích một số tác phẩm tiêu biểu như bài thơ “Khóc Bác” của Việt Phương,“Ông Đồ” của Vũ Đình Liên... Tìm hiểu giá trị thẩm mỹ của biện pháp tu từ so sánh trong tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu... là cả một sự chiêm nghiệm nghiên cứu tinh tế để tìm về giá trị đích thực qua các lớp nghĩa, nhằm giúp học trò dễ nắm được hồn cốt của tác phẩm. Hơn thế nữa, đi vào thực tế còn có bài hướng dẫn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi văn cho đội ngũ giáo viên. Đây là những cẩm nang giúp đội ngũ thầy và trò yêu thích bộ môn ngữ văn hơn.

Phần thứ 2 của cuốn sách là những bài bút ký được viết trải dài theo nhiều năm với nhiều tên bài khác nhau. Đây cũng là cái duyên nặng tình ân nghĩa của nhà giáo Xuân Soan sau bao nhiêu năm băng rừng lội suối đến với bạn bè với học trò với những miền quê một thời gắn bó để rồi say nồng bên bếp lửa, lảng đãng dưới chiều hôm cùng bạn tìm cảm hứng văn chương để viết. Không phải ngẫu nhiên những bài bút ký “Thao thức một vùng rừng”, “Nơi cuộc đời neo đậu”, “Ký ức Điện Biên”, “Vùng quê không yên tĩnh”, “Đi tìm những liệt sĩ ”, “Một thời để nhớ”, “Tín hiệu mùa xuân” xuất hiện trên văn đàn đã chạm vào trái tim người đọc đông đảo như thế.

“Từ trong bụi phấn” không chỉ là những bài giảng của một thầy giáo dạy văn, hơn hết đó là nhưng suy tư của một tâm hồn đa cảm trước cuộc sống, trước thiên nhiên đất nước, và những con người gắn bó gần gũi với Lê Xuân Soan. Tác phẩm chính là món quà tri ân đối với quê hương, gia đình người thân, đồng nghiệp sinh viên và bạn bè. Tôi xin được tặng nhà giáo Lê Xuân Soan tác giả cuốn sách mấy câu thơ sau với sự chúc mừng và kính trọng nhất: Cả đời bục giảng với niềm say

Năm tháng đi qua nghĩa vơi đầy

Vinh quang sự nghiệp nghề cao quý

Lưu lại cho đời trang sách hay

Trịnh Vĩnh Đức


Trịnh Vĩnh Đức

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]