(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 4/4/2017 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập và phát triển (1957 - 2017). Cùng với sự trưởng thành và phát triển chung của nền văn học Việt Nam, văn học Thanh Hóa đã có sự thay đổi đáng kể về lực lượng, sự bề thế về chất lượng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa: Ấn tượng về một đội ngũ

(VH&ĐS) Ngày 4/4/2017 tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập và phát triển (1957 - 2017). Cùng với sự trưởng thành và phát triển chung của nền văn học Việt Nam, văn học Thanh Hóa đã có sự thay đổi đáng kể về lực lượng, sự bề thế về chất lượng.

Trưởng thành cả về số lượng và chất lượng

Anh em văn nghệ xứ Thanh vẫn còn nhớ tới những ngày đầu năm 1964, khi ấyHội Nhà văn Việt Nam cử nhà văn Nguyễn Thế Phương vào Thanh Hóa để xây dựng phong trào văn nghệ nơi đây. Ngay sau đó, tập san Người bạn Văn hoá đã ra đời. Đây là một trong số rất ít tập san địa phương có sớm nhất ở miền Bắc lúc bấy giờ. Từ đó phong trào văn nghệ ở Thanh Hóa nở rộ phục vụ cho phong trào kháng chiến chống Pháp và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Năm 1974, Đại hội I đã diễn ra, đánh dấu sự tập hợp và trưởng thành của anh em Văn nghệ xứ Thanh. Đến nay, Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa, đã có 60 người là hội viên thơ, văn xuôi có 30 người và 10 người làm lý luận phê bình - dịch thuật. Đáng kể nhất chính là sự phát triển của lực lượng văn xuôi. Từ năm 2007 trở về trước, những người viết văn xuôi ở Thanh Hóa luôn giữ ở con số 18 người, từ năm 2008 đã kết nạp thêm khá nhiều hội viên, trong đó chủ yếu là lực lượng trẻ.

Có thể nói với sự góp mặt của nhà văn Việt Nam duy nhất lúc bấy giờ: Nhà văn Nguyễn Thế Phương đã kích thích sự sáng tạo của các nhà văn Thanh Hóa. Đây là địa phương đứng thứ 3 cả nước về số lượng hội viên Hội Nhà văn Việt Nam với 89 hội viên, sinh sống và hoạt động tại địa phương là 15 người.

10 năm trở lại đây, Hội VHNT luôn tổ chức những cuộc thi trang viết tuổi học trò, luôn mở những trại sáng tác để tạo nguồn lực lượng. Riêng Tạp chí xứ Thanh từ năm 1988 đến nay tổ chức các cuộc thi thơ, truyện ngắn và bút kí. Đáng kể nhất là trong cuộc thi truyện ngắn 2016, tạp chí có mời 3 nhà văn Trung ương đọc chung khảo là nhà văn Phạm Hoa, Chu Lai, Khuất Quang Thụy. Như nhà văn Chu Lai nhận định: Lúc đầu tôi chỉ nghĩ cuộc thi chỉ dừng ở tầm cỡ địa phương nhưng không ngờ khi đọc bản thảo thì tôi có thể khẳng định cuộc thi xứng đáng ở tầm cỡ quốc gia.

Nhà văn Hoàng Trọng Cường - Phó Chủ tịch Hội VHNT Thanh Hóa, Tổng biên tập Tạp chí Xứ Thanh cho biết: Đã xuất hiện ngày càng nhiều những tác phẩm có quy mô lớn, có tầm khái quát cao được coi là trụ cột của nền văn học xứ Thanh như tiểu thuyết, trường ca. Tiểu thuyết, một thể loại ở thế kỷ XX chỉ xuất hiện thưa thớt ở Thanh Hóa, thì những năm đầu thế kỷ này đã trở thành thể loại được hầu hết các cây bút văn xuôi quan tâm, dồn tâm huyết sáng tác.

Một trong những hoạt động Hội VHNT Thanh Hóa với mục đích chất liệu sáng tác cho các văn nghệ sĩ.

Và bắt đầu với những lo âu về lực lượng?

Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa trong 50 năm qua phát triển mạnh về số lượng hội viên, chất lượng tác phẩm và đạt những thành tựu văn học lớn của đất nước. Rất nhiều nhà văn có giải thưởng quốc gia và hầu như năm nào cũng có ngườiđạt giải thưởng của UBTQ các hội liên hiệp văn học nghệ thuật, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, hay những giải thưởng của các tờ báo văn học có uy tín như Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội... Như năm 2016, nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm đạt giải A Cuộc thi Thơ của Tạp chí VNQĐ. Có thể nói đây là giải A mà Tạp chí VNQĐ chờ đợi 15 năm nay mới trao. Hay như nhà văn Kiều Vượng đã đạt giải thưởng văn học sông Mê Kong và mới đây nhất là giải thưởng Nhà nước... Đó là những đóng góp của mỗi anh em văn nghệ sĩ nhưng cũng là sự đóng góp chung vào phong trào của tỉnh.

Tuy nhiên, trong số 15 nhà văn hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thì hầu hết là cao tuổi, người trẻ nhất cũng đã bước sang tuổi 53, người già nhất là 76 tuổi. Lứa nhà văn này đã tạo nên một giai đoạn văn học Thanh Hóa nở rộ, có với giọng điệu văn chương riêng, hòa nhập mà không hòa tan.

Nếu nhìn nhận thẳng thắn, chỉ trong vòng 10 năm nữa, Thanh Hóa sẽ thiếu vắng hoàn toàn những nhà văn có tên tuổi trên văn đàn. Điều này có lẽ ai cũng nhìn thấy. Đòi hỏi nâng cao chất lượng, trẻ hóa đội ngũ là điều tất yếu, nhưng có bột mới gột nên hồ, dù có muốn thì sự khó khăn vẫn hiển hiện. Nhận thấy vấn đề cấp thiết ấy, Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa hàng năm đều mở trại viết nhằm kích thích sự sáng tạo của những cây viết yêu văn chương, đồng thời cũng là cơ hội để những người viết trẻ hiện nay có được sự trao truyền kinh nghiệm của thế hệ đi trước.

43 năm kể từ Đại hội Văn nghệ Thanh Hóa lần thứ nhất đến nay, văn học Thanh Hóa đã góp một mạch nguồn trong dòng chảy văn học Việt Nam, và thực sự đã tạo một dấu ấn mạnh mẽ, và chất lượng của vùng đất địa linh nhân kiệt.

Tôi nhớ mãi sự trăn trở của nhà văn Hoàng Trọng Cường: Anh em văn nghệ nói chung và văn học nói riêng hầu hết có đời sống rất khó khăn. Khi cơm áo đang còn là vấn đề chính, đang giằng xé đứa con tinh thần, thì có được thành tựu như hiện nay là cả sự cố gắng lớn. Các nhà văn Thanh Hóa luôn là người đồng hành chung thủy cùng quê hương, cùng dân tộc. Đi qua hai cuộc kháng chiến, sang thời kỳ đổi mới anh em văn nghệ sĩ luôn là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Và để duy trì điều đó, ngoài sự động viên của đồng nghiệp, là sự hỗ trợ của Nhà nước.

Chi Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]