(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhà thơ Vũ Duy Hòa vừa xuất bản tuyển tập “Thơ và Bình luận” vào quý IV/2019. Cuốn sách gồm 2 phần, gần tương xứng số trang. Phần thơ gồm 172 bài đủ các thể loại chiếm 260 trang. Phần bình luận gồm 30 bài, từ trang 210 đến trang 406 của các nhà thơ, nhà báo trong tỉnh có tên tuổi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hồn thơ lục bát trong Vũ Duy Hòa

Nhà thơ Vũ Duy Hòa vừa xuất bản tuyển tập “Thơ và Bình luận” vào quý IV/2019. Cuốn sách gồm 2 phần, gần tương xứng số trang. Phần thơ gồm 172 bài đủ các thể loại chiếm 260 trang. Phần bình luận gồm 30 bài, từ trang 210 đến trang 406 của các nhà thơ, nhà báo trong tỉnh có tên tuổi.

Huy Trụ viết khá sâu sắc “Đồng đội trong thơ Vũ Duy Hòa”. Nhà thơ Phạm Khang là biên tập chính của cuốn sách có hai bài: “Những tiếng vọng của tâm hồn” và “Giai điệu tháng năm”. Nhà thơ Văn Đắc với giọng tha thiết, rung cảm trong bài “Ngoảnh đi... lại”. Nhà thơ trẻ Đinh Ngọc Diệp “Tản mạn về thơ của Minh Trang” (Bút danh của Vũ Duy Hòa). Nữ thi sĩ Thy Lan “Những cánh thơ từ đất liền vượt sóng”. Nhà viết kịch bản Nguyễn Thiện Phùng “Nét quê” và “Khi thủ trưởng thả hồn cùng thơ”. Trịnh Ngọc Dự “Có đi có đến”, rồi nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Đàm “Chất lính và hồn thơ Vũ Duy Hòa”... Các bài viết tôi đều đánh giá chất lượng thơ như tên các bài viết đã khẳng định tài năng và sự cống hiến của nhà thơ Vũ Duy Hòa.

Tôi đã viết kịch bản gửi Ban Văn nghệ của Đài Truyền hình Việt Nam để vào kế hoạch lên một chương trình - Nhà thơ Vũ Duy Hòa để bạn bè trong nước cùng thưởng thức. Đâu ngờ, Vũ Duy Hòa điện cho tôi xin hoãn vì nhiều lẽ. Tôi ngẩn ra. Vũ Duy Hòa thận trọng không thừa. Lúc đó, anh còn đương chức, e rằng khi lên sóng sẽ có ý kiến này nọ ảnh hưởng đến công tác.

Lần này thì anh đã nghỉ chế độ, anh cầm bút làm thơ, viết truyện, hồi ký. Vũ Duy Hòa của chúng ta thế đó.

Phần thơ tự do trong tuyển có 161 bài. Đồng nghiệp của tôi đã viết sâu, viết kỹ về thể thơ của anh. Tôi nghĩ về hồn thơ lục bát qua 11 bài có trong hợp tuyển. Tôi đã mê thơ lục bát của Huy Trụ và ít nhiều trong tâm tôi rất thú vị khi nhớ đến câu: Để đời nhớ được một câu/ Bạc đầu người viết chắc đâu đã thành. Ở Vũ Duy Hòa, anh tinh tuyển 11 bài thơ lục bát. Từ “Bên thành đô” đến bài thứ 11 “Về”. Dài nhất là bài “Câu hát tháng giêng” có 3 bài ngắn “Hoa lau”, “Thơ ơi” (6 câu) và 3 bài 8 câu: “Cánh cò”, “Chợ quê”, “Cõi riêng nhạc Trịnh” và 3 bài 12 câu: “Qua Hà Tĩnh”, “Rồi đến”, “Về”. 11 bài thơ lục bát gồm 110 câu. Tôi thuộc lòng cả. Những bài thơ, câu thơ tâm huyết, đọc lên thấy ngọt ngào sâu lắng, đan xen những mơ mộng tự hào về non xanh nước biếc của quê hương.

“Bảng lảng thành đô”, không những Vũ Duy Hòa mới bảng lảng mà chúng ta ai đọc lên cũng thấy mình bảng lảng thành đô. Bài thơ 16 câu, tôi rút lại 6 câu cũng đủ ý tứ.

Một chiều bảng lảng thành đô

Ngẩn ngơ ngọn gió hư vô giữa trời

Nhớ ai câu hát chơi vơi

Đâu rồi nước mắt một thời nhớ nhung

Đi tìm câu hát đợi trông

Bên thành đá - một cõi lòng vô liêu.

Lời thơ ngọt ngào, câu thơ chắt lọc, tứ thơ rõ ràng. Người nay ngẫm lại người xưa.

Giấc mơ trắng muốt cánh cò/ Đường xa mỏi cánh sao cho tới bờ. Người đọc “Cánh cò” nhớ đến mẹ mình lam lũ nuôi con thờ chồng để rồi - Nón trao trưa nắng chang chang/ Lưng trời chấp chới mênh mang cánh cò. Bài thơ 8 câu cũng hơi dài, tôi xin tác giả gói gọn trong 6 câu, tước đi 2 câu: Nuôi con rồi lại chăm chồng/ Mong manh áo vải ngóng trông mùa vàng. Để người đọc tự suy ngẫm, ý tại ngôn ngoại, nhà thơ không cần giải thích. Bài “Tháng giêng hội làng” là một bài thơ có cấu tứ rõ ràng, lời thơ mượt mà, đọc xong mà thấm đậm gan ruột. Hội làng lất phất mưa đan/ Giọt mưa như thế giọt đàn tìm nhau. Sự liên tưởng độc đáo chỉ có nhà thơ tâm hồn mơ mộng mới có liên tưởng độc đáo như vậy. Giọt mưa như thế giọt đàn tìm nhau - câu thơ siêu mỏng tâm tưởng như kéo tâm hồn người đọc cùng về hội làng giếng với Vũ Duy Hòa. Bài thơ 2 khổ 8 câu không cắt được câu nào. Chặt chẽ đến vậy Vũ Duy Hòa ơi.

Đến bài “Qua Hà Tĩnh”, Vũ Duy Hòa mở đầu - Câu hò vắt đỉnh Đèo Ngang/ Để câu ví dặm ngỡ ngàng sông La. Dùng trực giác cụ thể để liên tưởng đến sự bay cao bay xa của “Truyện Kiều” bằng hình tượng - Câu hò vắt đỉnh Đèo Ngang. Chữ “vắt” hay quá, dùng chữ chân quê mà say đắm lòng người. Chiếc khăn quàng vắt vai, hình ảnh gần gũi. Câu Kiều vắt vai cũng xao xuyến lòng người đến vậy. Đến “Cõi riêng nhạc Trịnh” Vũ Duy Hòa thả hồn - Lặng trong câu hát chứa chan/ Cõi riêng mãi mãi mênh mang cõi tình. Tài tình là ở đây, cõi riêng hòa quyện với cõi chung, mênh mang cõi tình tâm hồn của Trịnh Công Sơn.

Tôi khâm phục hồn thơ lục bát của Vũ Duy Hòa. 11 bài trong tập tuy ít về số lượng so với trong tuyển, chỉ 110 câu nhưng đã nâng cao, lan tỏa để người đọc nhớ mãi về hồn thơ lục bát của nhà thơ Vũ Duy Hòa.

Phạm Phú Thang


Phạm Phú Thang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]