(vhds.baothanhhoa.vn) - Vẽ người phi công Mỹ bưng bát nước dừa ở Hàm Rồng năm 1965 ở thế kỷ trước, họa sĩ Lê Xuân Quảng đã linh cảm dự báo tình người với người của hai dân tộc Việt Nam và Mỹ khi chiến tranh đã đi vào dĩ vãng. Cuộc chiến nào mà chẳng phải đến hòa bình. Cái hay ở tác phẩm này là trong khói bom lửa đạn đã có hơi thở đường nét, màu sắc của hòa bình nhân đạo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Một tác phẩm hội họa về Hàm Rồng chiến thắng

Vẽ người phi công Mỹ bưng bát nước dừa ở Hàm Rồng năm 1965 ở thế kỷ trước, họa sĩ Lê Xuân Quảng đã linh cảm dự báo tình người với người của hai dân tộc Việt Nam và Mỹ khi chiến tranh đã đi vào dĩ vãng. Cuộc chiến nào mà chẳng phải đến hòa bình. Cái hay ở tác phẩm này là trong khói bom lửa đạn đã có hơi thở đường nét, màu sắc của hòa bình nhân đạo.

Ngày 3-4/4 hàng năm, nhân dân Thanh Hóa kỷ niệm Hàm Rồng chiến thắng. Hai ngày 3-4/4/1965, hàng trăm lượt máy bay Mỹ liên tục ném bom đánh phá cầu Hàm Rồng. Kết cục, Mỹ phải thừa nhận đó là hai ngày đen tối của không lực Hoa Kỳ. 47 máy bay bị bắn rơi trên bầu trời Thanh Hóa - Hàm Rồng. Từ đó, Hàm Rồng liên tiếp những chiến công. Bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay thứ 200 trên miền Bắc, thứ 100 ở Hàm Rồng, thứ 300 trên đất Thanh Hóa. Điều kỳ diệu lịch sử các cuộc chiến tranh, cầu Hàm Rồng (cầu có tên ngày 19/5 sinh nhật Bác Hồ) được bảo vệ lâu dài nhất trên thế giới.

Văn học nghệ thuật sáng tạo về Hàm Rồng chiến thắng có hàng trăm tác phẩm. Người viết bài này được thưởng thức tác phẩm hội họa “Cuộc đọ sức” của họa sĩ Lê Xuân Quảng - hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Tranh đã được chọn triển lãm Mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang. Trong tác phẩm hiện lên một hậu cảnh lửa đạn ngút trời, khói bom mù mịt, cầu vẫn hiên ngang trên dòng sông Mã sóng nước trào dâng. Nam nữ quân dân địa phương Nam Ngạn, Hàm Rồng lao lên trận địa, người chiến đấu, người tải đạn. Ngọn đồi mang hai chữ “Quyết Thắng” màu trắng chói chang hướng lên bầu trời biểu hiện ý chí quyết tâm của cả nước.

Ở tiền cảnh chiếm phần lớn bức tranh, cô dân quân canh giữ tên phi công bị bắn rơi, nét mặt hồn nhiên, thanh thản, tâm thế của người chiến thắng, ánh mắt hiền lành, thương cảm cho kẻ thất bại. Tay sẵn sàng khẩu súng, tay rót nước dừa cho tên phi công uống. Tên phi công Mỹ thân hình to lớn kềnh càng nhưng dáng điệu rúm ró, tay buông xuôi, tay bưng bát nước, đầu cúi gập, nét mặt sợ hãi, lo lắng, nghĩ ngợi. Hai nhân vật chính trong tranh tô đậm hiện lên trong cảnh hùng vĩ của núi Ngọc, núi Rồng trên hai bờ sông Mã mang điển tích văn hóa, lịch sử của đất nước xứ Thanh xinh đẹp.

Tác phẩm có bố cục chặt chẽ, đường nét phong phú, màu sắc sống động. Ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật tác phẩm biểu hiện sự tất thắng của dân tộc ta trong lịch sử chống ngoại xâm là nhân hậu, vị tha nhưng anh dũng kiên cường.

Thực tế sau chiến tranh mấy chục năm đã chứngminh điều dự cảm đó. Lịch sử ngoại giao hai nước Việt Nam và Mỹ sẽ còn lâu dài. Các tổng thống Mỹ đã từng sang thăm Việt Nam, ký kết nhiều hiệp định thương mại giữa hai nước, cùng khắc phục những hậu quả, mất mát tồn tại trong chiến tranh. Nhiều lính Mỹ đã trở lại Việt Nam, đến nơi xảy ra chiến trận, mách bảo tìm kiếm hài cốt những người của cả hai phía đã hi sinh, trao trả những kỷ vật thu giữ ở chiến trường, mà họ còn cất giữ. Các tổng thống Mỹ đã từng ăn phở, bún chả, bánh mì... ở Việt Nam.

Bức tranh "Cuộc đọ sức", đem lại nhiều xúc cảm và rung động lớn cho người xem. Cái đẹp trong nghệ thuật là vô cùng, thưởng thức nghệ thuật còn ở trình độ nhận biết của mỗi người, từng thời đại lịch sử và các giai tầng xã hội khác nhau. Mong cho nhiều người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu nhi được tiếp cận tác phẩm để tự mình cảm thụ, thấm thía ở những khía cạnh thẩm mỹ khác nhau của “Cuộc đọ sức” trong quá khứ nhưng lại gieo mầm cho hiện tại và tương lai những giá trị của hòa bình, hữu nghị bền vững.

Đinh Ngọc Diệp


Đinh Ngọc Diệp

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]