(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Góp phần vào thành công của nhiều chương trình sự kiện văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh là sự đóng góp không hề nhỏ của các nghệ sĩ, diễn viên múa đến từ Nhà hát Ca múa - Kịch Lam Sơn. Và hẳn không nhiều người hiểu rằng: để có những tiết mục nghệ thuật đặc sắc đó là sự đầu tư, nỗ lực của cả tập thể, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhà hát Ca múa - Kịch Lam Sơn: Quan tâm và dành nhiều ‘đất diễn’ cho tài năng ca múa trẻ

(VH&ĐS) Góp phần vào thành công của nhiều chương trình sự kiện văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh là sự đóng góp không hề nhỏ của các nghệ sĩ, diễn viên múa đến từ Nhà hát Ca múa - Kịch Lam Sơn. Và hẳn không nhiều người hiểu rằng: để có những tiết mục nghệ thuật đặc sắc đó là sự đầu tư, nỗ lực của cả tập thể, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ.

Gần đây, hẳn khán giả vẫn còn nhớ một Linh thiêng biển trời sông núi, hay một Tiếng vọng tình đất và người xứ Thanh; Xuân quê Thanh... vẻ đẹp thiên nhiên, con người xứ Thanh, tất cả được sân khấu hóa bằng những chương trình nghệ thuật đặc sắc. Điều đặc biệt không nhiều người biết: để làm nên những chương trình tạo dấu ấn, thay vì những nghệ sĩ gạo cội, tên tuổi thì Nhà hát Ca múa - Kịch Lam Sơn lại dành nhiều “đất” cho thế hệ nghệ sĩ trẻ thử sức, thể hiện và tỏa sáng.

Được thành lập năm 2003 từ sự hợp nhất ba đơn vị: Đoàn Ca múa Nhân dân Thanh Hóa; Đoàn Kịch nói Thanh Hóa và Nhà hát Lam Sơn. Nhìn lại chặng đường gần 15 năm hoạt động là những đổi thay tích cực. Và nó được bắt đầu từ những chủ trương, định hướng hoạt động cụ thể. Một trong số đó chính là việc chú trọng đầu tư cho thế hệ ca múa trẻ kế cận.

Các nghệ sĩ trẻ của Nhà hát Ca Múa - Kịch Lam Sơn biểu diễn trong một chương trình nghệ thuật của tỉnh.

Nhạc sĩ Nguyễn Thế Việt - Giám đốc Nhà hát Ca múa - Kịch Lam Sơn cho biết: múa được xem là môn nghệ thuật đặc thù, ở đó không có ngôn ngữ âm thanh mà chỉ có ngôn ngữ hình thể. Người nghệ sĩ múa biểu diễn trên sân khấu mang đến cho khán giả cảm xúc bằng chính ngôn ngữ hình thể, động tác. Để làm được điều đó, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có phông nền kiến thức đào tạo căn bản chứ không đơn thuần chỉ là sự học theo. Từ năm 2003, được sự cho phép của UBND tỉnh, thay vì đào tạo tại địa phương như trước đây, Nhà hát Ca, Múa - Kịch Lam Sơn căn cứ trên cơ sở nhu cầu thực tiễn đã được chủ động tuyển sinh. Các thí sinh sau khi trúng tuyển được Nhà hát gửi đi đào tạo tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam. Ở môi trường đào tạo chuyên nghiệp, các em được trang bị kiến thức nền căn bản. Sau khi tốt nghiệp được chào đón quay trở về công tác tại nhà hát. Tuy nhiên, môi trường nghệ thuật vốn dĩ “khắc nghiệt”, bởi vậy nếu không thực sự yêu nghề thì rất khó để tồn tại. Đến thời điểm hiện tại, đã có hai lớp diễn viên múa tốt nghiệp và đây cũng là lực lượng nòng cốt của vũ đoàn Lam Sơn. Và với mong muốn xây dựng thế hệ diễn viên ca múa trẻ chuyên nghiệp kế cận cho nhà hát, các thí sinh sau khi trúng tuyển sẽ được nhà hát hỗ trợ kinh phí trong quá trình học tập tại Trường Múa Việt Nam.

Để nâng cao chất lượng nghệ thuật thì chú trọng đào tạo lực lượng trẻ thôi sẽ là chưa đủ. Chính vì vậy, mỗi năm nhà hát còn thường xuyên mời chuyên gia mở lớp tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Để từ đó, các nghệ sĩ kịp thời cảm nhận được sự thay đổi, phát triển của nghệ thuật đương đại.

Với đông đảo người dân và khán giả thì múa chính là một bộ môn nghệ thuật vừa gần gũi lại vừa xa lạ. Gần gũi bởi nó xuất hiện trong hầu hết các chương trình nghệ thuật được tổ chức. Nhưng lại cũng thật xa lạ vì chắc chắn không phải ai cũng hiểu được. Chúng ta thấy nó đẹp qua từng động tác ngôn ngữ hình thể của người nghệ sĩ nhưng để nói tại sao nó đẹp thì thật khó để trả lời. Và nghệ thuật múa cũng là bộ môn bị “đạo” có lẽ là nhiều nhất. Nói về điều này, anh Nguyễn Việt Trung, Bí thư Chi đoàn Nhà hát Ca múa - Kịch Lam Sơn chia sẻ: thực tế ta bắt gặp các động tác múa từ thô sơ đến điêu luyện rất giống nhau ở nhiều chương trình biểu diễn mà người trong nghề nhìn ra đó rõ ràng là sự sao chép, học theo. Tại sao vậy? Khi người ta thiếu chuyên môn, thiếu kiến thức nền căn bản thì sự sáng tạo sẽ là rất khó và nó gần như không thể. Khi ấy, sự sao chép, bắt chước là điều không thể tránh khỏi. Với các diễn viên ca múa của nhà hát, đặc biệt là các diễn viên trẻ đã được đào tạo căn bản trong nhà trường, dù chưa thể nói giỏi song rõ ràng, sự chuyên nghiệp cùng với tinh thần nỗ lực, cầu thị đã làm cho các tiết mục biểu diễn ca múa của Nhà hát Ca múa, Kịch Lam Sơn có sự thay đổi, khác biệt. Để từ đó có những chương trình nghệ thuật thực sự mang dấu ấn nghệ thuật!

Được biết tháng 7 vừa qua, trong cuộc thi Tài năng múa trẻ do Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức đã có bốn nghệ sĩ trẻ của Nhà hát Ca múa - Kịch Lam Sơn tham gia. Điều đáng nói, đây là sân chơi được biết đến vốn chỉ dành cho các nhà hát lớn trong cả nước.

Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu, đòi hỏi của công chúng với nghệ thuật cũng thay đổi. Điều công chúng mong mỏi là những sản phẩm nghệ thuật thực sự chứ không phải là những thứ na ná. Để làm được điều đó thì yếu tố quyết định chính là ở người nghệ sĩ. Bởi vậy, quan tâm, đầu tư phát triển tài năng ca múa trẻ phải chăng chính là sự đầu tư khôn ngoan cho tương lai của Nhà hát Ca Múa - Kịch Lam Sơn.

Thu Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]