(vhds.baothanhhoa.vn) - Trước những ảnh hưởng không nhỏ của dịch COVID-19, khi những sự kiện, hoạt động văn hóa - văn nghệ, không gian vui chơi - giải trí bị giới hạn… thì việc quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần cho người dân cũng trở nên quan trọng, cần thiết hơn bao giờ hết.

“Vắc xin tinh thần” trong đại dịch

Trước những ảnh hưởng không nhỏ của dịch COVID-19, khi những sự kiện, hoạt động văn hóa - văn nghệ, không gian vui chơi - giải trí bị giới hạn… thì việc quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần cho người dân cũng trở nên quan trọng, cần thiết hơn bao giờ hết.

“Vắc xin tinh thần” trong đại dịch

Phân cảnh trong vở diễn “Chốt chặn cuối cùng” do Nhà hát Ca múa Kịch Lam Sơn phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa dàn dựng, biểu diễn, ghi hình, phát sóng phục vụ công chúng (ảnh chụp màn hình)

Nỗ lực mang đến cho công chúng “món ăn tinh thần” phong phú, hấp dẫn trong mùa dịch

Dịch COVID-19 khiến nhiều chương trình, sự kiện mặc dù đã chuẩn bị công phu, kĩ lưỡng nhưng không thể tổ chức được đã tác động không nhỏ đến kế hoạch hoạt động, tài chính của Nhà hát Ca múa Kịch Lam Sơn.

Nhằm phát huy vai trò “xung kích” trên mặt trận văn hóa - văn nghệ, Nhà hát đã tiếp tục phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa khai thác các kịch ngắn đã thực hiện tuyên truyền năm 2020; đồng thời lựa chọn kịch bản hay với loại hình nghệ thuật phù hợp, có nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống dịch COVID-19. Từ đó, Nhà hát xây dựng các tiểu phẩm phát trên sóng truyền hình phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa - nghệ thuật của quần chúng Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Nhờ những nỗ lực ấy, Nhà hát đã, đang và sẽ mang đến nhiều “món ăn tinh thần” bổ ích, lý thú, góp phần giải tỏa căng thẳng, áp lực, lo lắng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho công chúng như: “Chốt chặn cuối cùng”, “Vùng xanh tinh thần”, “Chung tay đẩy lùi dịch COVID”, “Có hẹn với đồng đội”, “Vì cuộc sống bình yên”, “Chung tay góp sức vì Việt Nam thân yêu” (hát xẩm), “5K là yêu quê”, “Đồng lòng đoàn kết chiến thắng COVID”, “Cuội ơi hãy về”…

“Viết thư mùa dịch” - Những thông điệp sống tích cực, thông điệp của tình yêu thương

Thương gửi em - những vòng quay yêu thương không dám mỏi.

Chào em, từ ô cửa trái tim...

Em này, từ ngày người ta mở ra bệnh viện dã chiến gần khu tôi ở, con đường trước nhà vốn tấp nập, bụi bặm, lúc này nhường cho mình em tất tả ngược xuôi.

Nếu như ngày thường, tôi sẽ vui lắm khi phố phường bỗng nhiên yên tĩnh và sạch sẽ. Nhưng giờ đây thì không, em ạ. Buồn thương và lo sợ. Lòng lúc nào cũng thấp thỏm không yên.

Hằng ngày, tôi vẫn đứng bên cửa sổ, lặng lẽ nhìn em hối hả chạy qua. Có những đêm rất khuya, thao thức nghe tiếng em vang vọng để kêu gọi mọi người, dành một lộ trình tốt nhất cho các bệnh nhân và bác sỹ. Mỗi khi nghe tiếng em dập dồn, khắc khoải, cánh tay tôi nổi da gà từng đợt.

Hôm nay cũng vậy, tôi lại gặp em trong cơn mưa tầm tã cuối chiều. Em khoác trên mình chiếc áo trắng trầy tróc mấy mảng sơn, có ký hiệu chữ Thập đỏ chạy ngang qua, mắt chớp, miệng hú vang liên hồi như van nài khẩn thiết: “Xin hãy nhường đường cho tôi”. Tôi lo lắng tự hỏi: “Lại có thêm ca nào rồi chăng?”. Xót ruột lắm, em có biết không?

Người ta gọi em là xe cứu thương…

Đó là một đoạn viết trong bức thư với tựa đề “Thiên thần có bánh” của tác giả Phùng Thu Huyền tham gia cuộc thi “Viết thư mùa dịch” do Quán Chiêu Văn tổ chức.

Quán Chiêu Văn là một diễn đàn văn chương online, “ngôi nhà chung” của đông đảo những người yêu mến văn học - nghệ thuật, yêu thích công việc viết lách trong và ngoài nước tham gia.

Cuộc thi được tổ chức với mục đích, ý nghĩa trao gửi yêu thương, niềm tin và lan tỏa nguồn sống lạc quan, tích cực đến tất cả mọi người trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành trên nước ta.

“Vắc xin tinh thần” trong đại dịch

Cuộc thi “Viết thư mùa dịch” do Quán Chiêu Văn tổ chức góp phần lan tỏa thông điệp sống tích cực, nhân văn, động viên, khích lệ tinh thần toàn xã hội cùng chung tay phòng, chống dịch COVID - 19 (ảnh minh họa)

Viết thư là thể loại thể loại thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, vốn có đặc điểm chính là “thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức”. Bởi vậy, tiêu chí mà Ban tổ chức cuộc thi hướng đến gói gọn trong sự chân thành, giản dị, tự nhiên, đồng thời khuyến khích những góc nhìn, phát hiện mới mẻ, độc đáo nhằm làm nổi bật thông điệp có giá trị thiết thực, ý nghĩa, nhân văn sâu sắc.

Mặc dù phát động trong thời gian rất ngắn, nhưng Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 165 bức thư của các thành viên trong và ngoài nước tham dự. Mỗi bức thư đều gửi gắm những nỗi lòng, tâm tư, tình cảm và hi vọng của người viết.

Nhà báo, nhà văn Võ Hồng Thu - Trưởng ban giám khảo đánh giá: “Chúng tôi nhìn thấy ở các hầu hết các bài thi sự tâm huyết, tinh thần nỗ lực đáng ghi nhận qua những dòng cảm xúc dạt dào cung bậc, những câu chuyện riêng tư đầy sự từng trải mà có lẽ nếu không có cuộc thi này, chúng tôi cũng không thể hình dung, cảm nhận hết được”.

Mỗi lá thư gửi về cuộc thi đều góp một phần bé nhỏ trong việc tri ân, động viên những lực lượng đang miệt mài ngày đêm ra sức chống “giặc” COVID-19, bảo vệ sức khỏe và sự yên bình cho chúng ta. Đó cũng chính là những khoảng lặng để chính tác giả và độc giả sống chậm lại, sâu sắc hơn, bình tĩnh hơn, tin yêu hơn.

“Vắc xin tinh thần” trong đại dịch

Quán Chiêu Văn là diễn đàn văn chương online thu hút đông đảo những người yêu mến văn học – nghệ thuật, yêu thích công việc viết lách trong và ngoài nước tham gia.

Đại dịch COVID-19 như “bóng ma” dai dẳng tác động lên mọi mặt đời sống, không chỉ đời sống vật chất mà còn cả đời sống tinh thần. Khi những ám ảnh, lo lắng, thấp thỏm không yên về dịch bệnh cùng với việc mọi sinh hoạt hằng ngày bị đảo lộn, nhu cầu vui chơi - giải trí bị giới hạn, bó hẹp thì việc quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng tinh thần càng trở nên đặc biệt quan trọng. Chúng ta có vững tâm thì mới đủ động lực phấn đấu, tinh thần lạc quan, nghị vực vững vàng… để cùng nhau vượt qua đại dịch.

Hơn hết, sức mạnh tinh thần là liều vắc xin quý giá, quan trọng để lan tỏa thông điệp yêu thương, sẻ chia, cổ vũ, chung tay góp sức cùng đẩy lùi “giặc dịch”.

Thành lập ngày 30 - 4 - 2018, sau hơn 3 năm hoạt động, Quán Chiêu Văn đã lên đến con số hơn 36.000 người tham gia, trong đó có 2.220 thành viên đang sinh sống, lao động và học tập ở 65 nước trên thế giới. Ngay từ khi thành lập, Quán Chiêu Văn đã định hướng hoạt động là hướng ra công chúng, lan tỏa những giá trị văn chương đến cộng đồng. Đội ngũ tham gia quản trị, điều hành diễn đàn có rất nhiều các nhà văn, nhà thơ, nhà báo... là những tác giả đã thành danh, tên tuổi. Quán Chiêu Văn đã tổ chức nhiều cuộc thi viết uy tín, chất lượng, xuất bản 12 đầu sách văn chương với đa dạng thể loại, là tập hợp các tác phẩm đã đoạt giải trong các cuộc thi do Quán Chiêu Văn tổ chức hoặc các tác phẩm đã được đội ngũ quản trị viên chọn lọc nghiêm túc, kĩ càng.

Hương Thảo


Hương Thảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]