(vhds.baothanhhoa.vn) - Là địa bàn sinh sống của người Việt cổ, Ích Hạ là một trong những làng cổ lâu đời ở xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa). Tại đây, có đền thờ Đức thánh Lê Phụng Hiểu với tuổi đời hàng trăm năm, là nơi tổ chức lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân địa phương.

Về Ích Hạ thăm đền thờ Lê Phụng Hiểu

Là địa bàn sinh sống của người Việt cổ, Ích Hạ là một trong những làng cổ lâu đời ở xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa). Tại đây, có đền thờ Đức thánh Lê Phụng Hiểu với tuổi đời hàng trăm năm, là nơi tổ chức lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân địa phương.

Về Ích Hạ thăm đền thờ Lê Phụng Hiểu

Đền thờ Đức thánh Lê Phụng Hiểu ở làng Ích Hạ, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa.

Theo các cụ cao niên trong làng, vùng đất này có người Việt cổ đến cư ngụ từ rất sớm, tuy nhiên phải đến đời Vua Đồng Khánh (nhà Nguyễn) thì mới chính thức có tên Ích Hạ. Làng Ích Hạ ngoảnh mặt về phía Tây - nơi có sông Mã chảy qua. Đến nay Nhân dân trong làng vẫn còn gìn giữ được ngôi đền cổ kính thờ Đức thánh Lê Phụng Hiểu.

Về Ích Hạ thăm đền thờ Lê Phụng Hiểu

Ban thờ Đức thánh Lê Phụng Hiểu bên trong hậu cung di tích.

Lê Phụng Hiểu vốn người làng Băng Sơn (làng Bưng), xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa. Ông được biết đến là người có thân hình cao lớn hơn người, tướng mạo oai hùng, võ nghệ cao cường, tính tình ngay thẳng, quyết đoán… vì vậy mà nổi tiếng khắp vùng. Vua Lý trong lần tuần du vùng đất Ái Châu (Thanh Hóa) tình cờ gặp Lê Phụng Hiểu, đã cho “triệu” ông về Thăng Long cho làm Túc vệ lực sĩ, rồi Vũ vệ tướng quân, trực tiếp bảo vệ nhà Vua.

Về Ích Hạ thăm đền thờ Lê Phụng Hiểu

Hằng năm, vào ngày mùng 8 tháng 2 (âm lịch) tại di tích diễn ra lễ hội truyền thống.

Lê Phụng Hiểu được sử liệu và truyền thuyết dân gian nhắc đến với nhiều sự kiện, như: Sau khi Vua Lý Thái Tổ qua đời, vương triều nhà Lý đã xảy ra biến loạn âm mưu giết Thái tử Lý Phật Mã hòng tranh chấp ngai vàng của các thân vương (loạn Tam vương). Trước tình thế nguy cấp, giao chiến với các thân vương làm phản, tướng quân Lê Phụng Hiểu đã tả xung hữu đột, góp phần quan trọng cùng lực lượng bảo vệ nhà vua đánh bại các thân vương.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về sự kiện này: “Quân đang đánh nhau chưa phân được thua, Phụng Hiểu tức giận rút gươm chạy thẳng đến cửa Quảng Phúc hô to: "Bọn Vũ Đức Vương ngấp nghé ngôi báu, không coi vua tôi vào đâu, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vì thế thần là Phụng Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng”. Rồi xông thẳng đến chỗ ngựa của Vũ Đức Vương…”.

Về Ích Hạ thăm đền thờ Lê Phụng Hiểu

Một bia đá cổ tại đền thờ Đức thánh Lê Phụng Hiểu.

Khi Vua Lý Thái tông lên ngôi, quân Chiêm Thành ở biên giới phía Nam không ngừng quấy phá. Trong lần Vua trực tiếp cầm quân đánh dẹp giặc Chiêm Thành, Lê Phụng Hiểu được tin tưởng cử làm tướng tiên phong. Quân nhà Lý đã truy kích quân Chiêm Thành, giết Vua Sạ Đẩu, bắt giữ nhiều tù binh… Danh tiếng của tướng Lê Phụng Hiểu rung động cả Chiêm Thành.

Về Ích Hạ thăm đền thờ Lê Phụng Hiểu

Không chỉ lập nhiều công lớn, giúp nhà Lý vượt qua biến cố, ổn định tình hình đất nước, giữ vững nền độc lập, Lê Phụng Hiểu còn tỏ rõ phẩm chất cao đẹp khi luôn dùng tài năng phi thường giúp dân, giúp nước mà không màng vinh hoa phú quý. Bởi vậy, sau khi mất ông được các triều đại phong kiến nhiều lần sắc phong.

Về Ích Hạ thăm đền thờ Lê Phụng Hiểu

Di tích đền thờ Đức thánh Lê Phụng Hiểu có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân địa phương.

Ngưỡng mộ tài năng, uy đức của tướng quân Lê Phụng Hiểu, Nhân dân ở nhiều nơi suy tôn ông làm phúc thần. Tại xã Hoằng Quỳ, ông cũng được người dân các làng Trọng Hậu, Quỳ Chữ, Phúc Tiên tôn thờ ở các di tích nghè, đình. Và ở làng ích Hạ, từ xa xưa người dân đã lập đền thờ Đức thánh Lê Phụng Hiểu. Hằng năm, vào ngày 8 tháng 2 âm lịch người dân các làng lại rước kiệu về đền thờ Đức thánh Lê Phụng Hiểu ở làng Ích Hạ để cùng nhau tổ chức lễ hội.

Cụ ông Trịnh Thiết Giao (90 tuổi), người làng Ích Hạ cho biết: “Với sự kính ngưỡng dành cho Đức thánh Lê Phụng Hiểu nên Nhân dân các làng trong xã đã suy tôn ngài làm phúc thần. Đền thờ và tín ngưỡng thờ cúng Đức thánh Lê Phụng Hiểu có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Đền thờ đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]