(vhds.baothanhhoa.vn) - Vùng đào Xuân Du (xã Xuân Du, huyện Như Thanh) được biết đến là “vựa” đào phai nổi tiếng của xứ Thanh khi có tới 280 ha diện tích trồng đào. Như thường lệ, mỗi dịp cuối năm âm lịch, nơi đây không chỉ có các thương lái thu mua, vận chuyển đào đến các điểm kinh doanh mà còn thu hút đông đảo lượng khách đến tham quan, lựa chọn từng cây đào để trang trí cho ngôi nhà mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

“Vựa” đào những ngày giáp Tết

Vùng đào Xuân Du (xã Xuân Du, huyện Như Thanh) được biết đến là “vựa” đào phai nổi tiếng của xứ Thanh khi có tới 280 ha diện tích trồng đào. Như thường lệ, mỗi dịp cuối năm âm lịch, nơi đây không chỉ có các thương lái thu mua, vận chuyển đào đến các điểm kinh doanh mà còn thu hút đông đảo lượng khách đến tham quan, lựa chọn từng cây đào để trang trí cho ngôi nhà mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

“Vựa” đào những ngày giáp Tết

Do đặc thù khí hậu nằm ngay dưới chân núi Nưa, xã Xuân Du có nhiều lợi thế để phát triển nghề trồng đào.

“Vựa” đào những ngày giáp Tết

Theo người dân địa phương, ở đây có ánh sáng vừa phải, đất có lượng quặng nhất định nên cây đào nhặt mắt, xòe tán... Giống đào phai ở đây được nhiều người ưa thích bởi hoa đào có màu hồng nhạt mang vẻ đẹp thuần khiết, nụ hoa to, cánh đẹp, bền màu và lâu tàn. Khi tàn, cánh đào tự buông xuống mà không héo trên thân cây.

“Vựa” đào những ngày giáp Tết

Hơn chục năm trở lại đây, xã Xuân Du đã thực hiện việc quy hoạch và định hướng cho người dân phát triển cây đào trở thành một trong những cây chủ lực của địa phương.

“Vựa” đào những ngày giáp Tết

Ông Hoàng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Du, cho biết: Toàn xã hiện có 280 ha diện tích đất trồng đào. Hầu như 100% các hộ dân trong xã đều trồng đào, hộ nhiều nhất trồng 4 ha, hộ ít nhất cũng 1-2 sào, diện tích trồng đào có xu hướng tăng theo các năm. Một số diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả cũng được người dân chuyển đổi sang trồng đào. Tổng thu nhập từ cây đào trong toàn xã ước đạt khoảng 40 tỷ đồng mỗi năm.

“Vựa” đào những ngày giáp Tết

Những năm gần đây, trước xu hướng của thị trường, người dân trồng đào ở Xuân Du đã lai tạo, ghép các giống đào kép Quảng Chính, đào phai Hà Hội... để tạo ra nhiều dòng sản phẩm, phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

“Vựa” đào những ngày giáp Tết

Anh Trịnh Văn Hiệu, một hộ dân trồng đào ở xã Xuân Du, chia sẻ: Bên cạnh truyền thống trồng giống đào phai bản địa, từ 3 năm trở lại đây, gia đình anh chuyển sang trồng các gốc đào thế. Anh nhập phôi từ các tỉnh phía Tây Bắc, sau đó thuê người cắt ghép vào gốc, lai tạo giống đào kép phai Hà Nội... Trồng và chăm sóc dòng đào này khá mạo hiểm, song nếu thành công thì cho giá trị kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với dòng đào truyền thống. Các gốc đào thế trung bình có giá dao động từ 3 - 7 triệu đồng/cây.

“Vựa” đào những ngày giáp Tết

Năm nay, gia đình anh Hiệu có 300 gốc đào thế, đến thời điểm hiện tại, gia đình đã tiêu thụ được trên 60% số lượng gốc đào. Khách hàng đến vườn đào của gia đình anh Hiệu không chỉ là người trong tỉnh mà còn nhiều khách đến từ các tỉnh, thành khác trong cả nước.

“Vựa” đào những ngày giáp Tết

Với những người trồng đào ở Xuân Du, tháng cận Tết Nguyên đán được xem là thời điểm bận rộn nhất trong năm.

Đây không chỉ là những ngày tất bật phục vụ nhu cầu mua đào dịp giáp Tết mà còn là thời điểm các chủ vườn tranh thủ thời tiết thích hợp để chiết, ghép các gốc đào chuẩn bị cho vụ sản xuất của năm tiếp theo.

Minh Hiền


Minh Hiền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]