Cảm thương cảnh éo le của một cựu tù Phú Quốc
(VH&ĐS) Trải qua biết bao tháng ngày tù đầy gian khổ với cuộc tra tấn dã man, nhưng cựu tù Phú Quốc Lê Bá Giao vẫn không bị khuất phục. Ấy vậy mà cuộc sống hiện tại của người cựu tù binh ấy lại gặp rất nhiều khó khăn và éo le.
Đầu năm Đinh Dậu, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình người cựu tù binh Lê Bá Giao (SN 1945) tại xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa. Trong căn nhà nhỏ vừa xây dựng nhưng chưa hoàn thiện, còn khá tuềnh toàng. Nhưng đó là tất cả những gì đồng đội đã quyên góp và các con ông đứng ra vay mượn để xây dựng cho ông sống trong tuổi xế chiều.
Ông Lê Bá Giao sinh ra và lớn lên tại vùng biển nghèo làng Phong Lan, xã Hoằng Tiến. Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, năm 1966 ông xung phong lên đường nhập ngũ và biên chế về Sư đoàn 320. Một thời gian ngắn sau, ông được điều vào chiến trường miền Nam. Đến tháng 2/1968, trong trận càn quét của quân địch tại thị xã Phước Long (Bình Phước) ông bị thương nặng và bị bắt giữ đưa về Cần Thơ.
Trong tù, quân địch đã dùng rất nhiều cực hình để tra tấn hòng moi những thông tin bí mật của quân ta từ ông. Dù đòn roi nát thịt, đổ máu nhưng ông vẫn không hé răng nửa lời. Bọn địch bất lực, gọi ông kẻ cứng đầu và gắn cho ông tội danh “Quân chính quy Bắc Việt”.
Vì vậy, ông bị đưa đi hết nhà giam này đến nhà tù khác qua các tỉnh để tra tấn.
Dù bị giam cầm trong tù nhưng ông vẫn sục sôi ý chí chiến đấu. Ông tìm cách kết nối với các anh em trong tù chống đối lại quân địch và tìm cách thoát thân ra ngoài.
Nhớ nhất có lẽ tại nhà tù Phú Quốc nơi ông Giao bị giam cầm cuối cùng và lâu nhất. Nói đến đây, đôi mắt nhăn nheo nhìn về xa xăm, ông hồi tưởng về quá khứ: “Vào năm 1970, tôi bị biệt giam ở khu D4 thuộc khu vực IV nhà tù Phú Quốc. Khi ấy, tôi cùng 7 đồng đội khác đã tìm cách vượt ngục bằng cách đào hầm. Chúng tôi tiến hành đào hầm tại 6 lò bếp ăn vì nó không đổ bê tông dễ đào lại khó phát hiện. Do không có dụng cụ, chúng tôi phải lấy miếng tôn làm xẻng để đào. Hàng ngày cứ vào thời gian nấu cơm thì 8 anh em chúng tôi lại tiến hành đào hầm”.
Đào được một thời gian bị phát hiện, ông cùng đồng đội lại bị quân địch lôi ra tra tấn. “Chúng dùng đinh nung nóng đóng vào dọc các ngón tay và dùng roi cá đuối để tra tấn lòi cả xương sườn” - ông Giao kể lại.
Năm 1973, hiệp định Pari được ký kết, các trại tù lần lượt được trao trả tù binh, trong đó có ông.Sau 5 năm, 1 tháng, 2 ngày ở trong tù, ông được thả tự do và chuyển về Đội điều trị 32, đoàn 72 thuộc tỉnh Tuyên Quang để điều trị vết thương địch tra tấn. Tại đây ông nên duyên vợ chồng với cô y tá người Cao Bằng tên là Lô Thị Phấn. Đến năm 1975, ông cùng vợ trở về nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình sinh sống. Cuộc sống khó khăn, ông lại lặn lội vào miền Nam kiếm sống. Nhưng mỗi khi trái nắng trở trời, vết thương tái phát hành hạ ông. Không những vậy, ông lại bị tai biến mạch máu não phải phẫu thuật 2 lần.
Đến nay sức khỏe của ông vẫn chưa được hồi phục. Trong khi đó, 3 trong số 5 người con của ông lại bị bệnh nặng. Người con trai thứ 2 bị mắc bệnh Basedow, người thứ 4 bị bệnh nhồi máu não, người con út thì bệnh ung thư vòm họng. Hai vợ chồng dành dụm ít ỏi từ chế độ gần 800 nghìn đồng của chế độ thương binh của ông và quán nước nhỏ với chút hàng bán vặt lo chạy chữa bệnh cho các con.
Cuộc sống gia đình ông Lê Bá Giao đang gặp nhiều khó khăn.
Thấy hoàn cảnh gia đình ông như vậy, Hội các chiến sĩ cách mạng tù đầy tại tỉnh Thanh Hóa đã có kiến nghị lên UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ ông xây dựng một ngôi nhà tình thương. Nhận được đơn, vào ngày 24/5/2013, UBND tỉnh đã ra Công văn số 3611/UBND-DTMN giao cho Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và UBMTTQ tỉnh xem xét đề nghị của Ban liên lạc Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy đề nghị hỗ trợ về nhà ở để kêu gọi và xem xét giải quyết. Tuy nhiên đến nay đã qua nhiều năm, gia đình ông cũng không nhận được một hồi âm nào từ các đơn vị này.
Theo ông Nguyễn Trọng Lượng - Chủ tịch Hội Chiến sĩ cách mạng tù đầy tại tỉnh Thanh Hóa cho biết: Từ kiến nghị của Hội mà UBND tỉnh đã có chỉ đạo, nhưng đã nhiều lần đích thân tôi đi hỏi đều trả lời chưa có kinh phí. Xét thấy trường hợp gia đình anh Lê Bá Giao là có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nên anh em trong Hội tự vận động ủng hộ cho gia đình anh Giao được 11 triệu đồng. Do không đủ tiền để xây nhà, con trai anh Giao đứng ra vay tín dụng xã Hoằng Tiến 50 triệu đồng.
“Rất mong cấp trên có phương án giải quyết kịp cho trường hợp anh Lê Bá Giao. Vì hiện nay hoàn cảnh gia đình anh ấy hết sức éo le. Bản thân anh Giao thì ốm đau suốt, trong khi đó các con thì lại mắc bệnh hiểm nghèo” - ông Lượng khẩn thiết đề nghị.
Sao Mai
{name} - {time}
-
2:32 sáng qua
Đảng viên trẻ tiên phong phát triển kinh tế
-
1:02 sáng qua
Học Bác, anh Lê Nhật Công say mê lao động sáng tạo
-
07:00 12/03/2017
Phụ nữ huyện Lang Chánh chung tay xây dựng NTM
Phận người kéo xe
Hậu Lộc: Đất tặc ‘tàng hình’ qua mặt các cơ quan chức năng
Từ nguồn vốn vay ủy thác: ‘Bàn đạp’ thoát nghèo của nhiều phụ nữ
Những ‘bông hoa’ nở trên vùng đất khó
Cần sớm xử lý bãi rác tại xã Thành Lộc và Cầu Lộc
Đảng bộ xã Hà Giang - 55 năm thành lập và trưởng thành
Sức bật nông thôn mới ở Thọ Nguyên
Ngập lụt vào mùa mưa ở xã Mai Lâm: Bài học từ sự đô thị hóa quá nhanh
Hoằng Hóa: Bắt giữ 3 tàu hút cát trái phép trên sông Lạch Trường