(vhds.baothanhhoa.vn) - Về thăm quê, tôi đến nhà thấy ông chú đang nhăn mặt tức tối vì mấy đứa cháu cứ khư khư giữ cái ti vi xem hoạt hình. Ông hầm hầm nói: “Chả còn biết nghe tin COVID-19 ở đâu. Nghe đồn ở làng dưới có người nhiễm, không biết thực hư thế nào”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện về những chiếc loa truyền thanh

Về thăm quê, tôi đến nhà thấy ông chú đang nhăn mặt tức tối vì mấy đứa cháu cứ khư khư giữ cái ti vi xem hoạt hình. Ông hầm hầm nói: “Chả còn biết nghe tin COVID-19 ở đâu. Nghe đồn ở làng dưới có người nhiễm, không biết thực hư thế nào”.

Chuyện về những chiếc loa truyền thanh

Ảnh minh họa.

Giọng ông vừa dứt thì tiếng loa truyền thanh oang oang: Thông báo Công điện khẩn của Chủ tịch UBND... Nghe xong tiếng loa, mặt ông chú giãn trở lại. Ông nói: “Ở làng, không có cái loa truyền thanh, chắc mù tịt thông tin. Ti vi thì bị mấy đứa cháu giữ, điện thoại thông minh thì không biết dùng. Mà nếu có để dùng, thì đó là tin trong nước, trong tỉnh, chứ thông tin về huyện, xã thì không chi tiết như trên loa truyền thanh”.

Giống như những ngày mưa bão phải cử người trực đê, ở quê tôi thời điểm này, mỗi lúc có tiếng loa truyền thanh, dân làng dù đang bận việc, hay chuyện trò cũng gác lại để lắng tai nghe. Đó là những thông tin hữu ích, thiết thực, như: Thông báo những đối tượng phải khai báo y tế; những người thuộc diện cách ly tại nhà để người dân biết, hạn chế tiếp xúc; quy định về đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; nội dung Chỉ thị, Công điện về phòng, chống dịch...

Cũng như ông chú tôi, sau những phong thanh, đồn thổi về người này, người kia nghi đã nghi nhiễm, quê sắp giãn cách... người dân quê vẫn bình tĩnh chờ loa truyền thanh lên tiếng. Chỉ thông tin trên loa truyền thanh và báo chí họ mới tin.

Sau những bản tin ấy, người dân quê tôi đã bình tĩnh, không hoang mang lo lắng, chấp hành nghiêm các quy định, khuyến cáo. Và nhờ có loa truyền thanh, chính quyền xã cũng thuận lợi hơn trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch.

Thành phố nơi tôi sinh sống trong những ngày qua hệ thống loa phường cũng được phát huy mạnh mẽ. Đã có thêm những chiếc xe tuyên truyền lưu động nhỏ gọn, có treo loa nén, đi đến khắp các ngõ ngách trong khu dân cư để thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch. Đó là những hình thức thông tin không mới, không tốn kém, lại có hiệu quả cao, dễ làm, người dân dễ tiếp nhận.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVD-19, trên phạm vi cả tỉnh đã có nhiều phương tiện, hình thức thông tin tuyên truyền được huy động phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Nhưng có lẽ loa truyền thanh là phương tiện truyền thông tin nhanh, rộng khắp, hiệu quả và phổ biến nhất ở làng quê.

Dẫu biết rằng, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, loa truyền thanh không phải là phương tiện truyền tin nhanh nhất so với loại hình báo điện tử. Chỉ có điều, không phải tất cả mọi người dân đều có và sử dụng thiết bị thông minh kết nối internet để đọc báo, nhất là ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, nhiều khu vực ở miền núi địa hình phức tạp, tín hiệu internet chập chờn hoặc không có.

Không chỉ lúc cấp bách như những ngày phòng chống thiên tai, dịch bệnh, loa truyền thanh còn là công cụ quan trọng trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền, cổ vũ các phong trào thi đua ở cơ sở. Ở làng tôi, những đám cưới giờ không còn tục mời trầu, hay gửi thiệp mời nữa, thay vào đó là một bản tin ngắn thông báo trên loa truyền thanh về việc hỷ. Nhờ đó, tình trạng “trả nợ miệng” ở làng tôi đã giảm hẳn. Loa truyền thanh còn phục vụ thu thuế, thu tiền điện, nước... Đến như nhà mất bò cũng nhờ loa truyền thanh “lên tiếng”.

Thế mới hay, loa truyền thanh không chỉ truyền đi tiếng nói của Đảng, Nhà nước ở cơ sở, mà còn gắn bó với đời sống dân sinh, như một phần tất yếu của cuộc sống.

Còn nhớ, vài năm trước ở Hà Nội, đa số người dân ở nhiều quận nội thành đã đề xuất “khai tử” loa truyền thanh bằng thiết bị thông minh kết nối internet không dây, và cho rằng “loa truyền thanh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình”. Nhưng rồi các thiết bị thay thế đã không phát huy tác dụng, loa truyền thanh vẫn hằng ngày mang tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Và những ngày qua, khi phải thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, những chiếc loa lại được trưng dụng, phục vụ công tác phòng, chống dịch ở thủ đô.

Thế mới nói, không chỉ trong những lúc thiên tai, dịch bệnh, dẫu có nhiều phương tiện thông tin hiện đại, nhưng chưa thể có phương tiện truyền tin nào có thể thay thế được loa truyền thanh cơ sở lúc này.

Đỗ Đức


Đỗ Đức

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]