(vhds.baothanhhoa.vn) - Mô hình “Dĩa cơm trên tường” đang góp phần đem lại cơ hội điều trị nội trú cho nhiều bệnh nhân nghèo trên cả nước. Chủ nhiệm CLB “Dĩa cơm trên tường” Thanh Hóa- ông Hà Hoàng Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, mỗi tháng CLB trao trực tiếp hơn 1.300 suất cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Nhi và Bệnh viện Đa khoa tỉnh. So với cách làm khởi phát, việc trao cơm trực tiếp đến tận tay bệnh nhân nghèo như hiện nay dù hiệu quả, nhưng mất nhiều thời gian hơn.

Khơi thông “dòng chảy” thiện tâm

Mô hình “Dĩa cơm trên tường” đang góp phần đem lại cơ hội điều trị nội trú cho nhiều bệnh nhân nghèo trên cả nước. Chủ nhiệm CLB “Dĩa cơm trên tường” Thanh Hóa- ông Hà Hoàng Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, mỗi tháng CLB trao trực tiếp hơn 1.300 suất cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Nhi và Bệnh viện Đa khoa tỉnh. So với cách làm khởi phát, việc trao cơm trực tiếp đến tận tay bệnh nhân nghèo như hiện nay dù hiệu quả, nhưng mất nhiều thời gian hơn.

Khơi thông “dòng chảy” thiện tâm

Ý tưởng thành lập CLB “Dĩa cơm trên tường” được khởi nguồn cảm hứng từ những tờ phiếu mua cà phê dán trên tường ở thành phố Venice, nước Ý. Tại đây có một bến thuyền rất đẹp và một quán cà phê sang trọng, du khách đến quán phải trả 35 USD cho ly cà phê để được ngắm cảnh. Chủ quán cà phê thấy mọi người dân đều xứng đáng được thưởng thức cảnh đẹp của thành phố, nhưng không phải ai cũng có nhiều tiền để bỏ ra 35 USD cho một ly cà phê. Vậy nên ông đã kêu gọi du khách khi mua một ly cà phê thì trả tiền hai ly. Sau khi khách thanh toán tiền hai ly cà phê, nhân viên thu ngân sẽ dán một tờ giấy cắt hình chiếc ly cà phê lên cửa kính của quán, bất cứ người nghèo nào đi qua cũng có thể gỡ ly cà phê giấy đó để đổi lấy một ly cà phê thật và được ngồi thưởng thức cảnh đẹp Venice.

Khi tổ chức thực hiện, CLB “Dĩa cơm trên tường” Thanh Hóa đã thay phiếu uống cà phê thành phiếu ăn, dán lên bảng ở bệnh viện để bệnh nhân nghèo sử dụng đổi lấy cơm ăn. Tuy nhiên, nhiều người không khó khăn cũng đến lấy phiếu, nên CLB phải thay đổi cách quản lý bằng việc phát phiếu ăn tận tay bệnh nhân nghèo.

Về bản chất, việc thay đổi này không làm mất đi tính nhân văn của chương trình, nhưng sự thay đổi bắt buộc trong cách tiếp cận đã phản ánh một lát cắt xã hội không hề đẹp, đó là một bộ phận người nghèo, người yếu thế đâu đó vẫn bị ăn chặn, bị tước đoạt đi cơ hội.

Từ câu chuyện này, tôi nhớ đến hình ảnh không đẹp khác khi có những người không hề khó khăn vẫn chen lấn vào cây ATM gạo miễn phí trong mùa dịch COVID-19 để nhận gạo, hay thường trực ở những quầy quần áo cũ do người thiện tâm đem đến để chọn những bộ tốt nhất vào mục đích cá nhân, người cần dùng thực sự chỉ còn lại những bộ quá cũ, ít giá trị sử dụng.

Lòng tốt đang ít nhiều bị lợi dụng, chiếm đoạt, dòng chảy thiện tâm không phải lúc nào cũng đến đích một cách đầy đủ, kịp thời, đem đến “nguồn nước mát” xoa dịu nỗi buồn của người yếu thế. Nó đang bị tắc lại bởi sự lợi dụng không tử tế, càng trong những hoàn cảnh đặc biệt càng nhận ra điều đó rõ ràng hơn bằng những hình ảnh xấu xí và việc làm có phần táng tận. Đó là một số cán bộ ở cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền hạn để “cấy” người nhà vào sổ hộ khẩu hộ nghèo nhằm trục lợi chính sách. Hay như một số món tiền và hàng cứu trợ dành cho người dân vùng thiên tai ở miền Trung năm 2020 khi đến tay đối tượng thụ hưởng thực sự thì đã bị bớt xén đi như báo chí đã thông tin.

Những câu chuyện đem đến cho chúng ta cảm nhận rõ hơn về sự bất nhân và mưu đồ chiếm đoạt những gì lẽ ra thuộc về người nghèo, người yếu thế, người gặp hoạn nạn, đồng nghĩa với việc tước đoạt đi cơ hội vươn lên của họ. Những việc làm ấy đã đi ngược lại chủ trương cứu trợ nhân đạo rất tốt đẹp của chế độ ta.

Từ câu chuyện “Dĩa cơm trên tường” ở Thanh Hóa buộc phải chuyển đổi cách tiếp cận đối tượng, ít nhiều làm cho tờ phiếu ăn miễn phí ấy không còn nguyên giá trị như tên gọi của nó, cũng phần nào làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhà hảo tâm.

Sự thay đổi dù nhằm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nhưng đằng sau đó là không ít nỗi niềm, đòi hỏi sự thức tỉnh lương tri, để việc làm vì cộng đồng diễn ra đúng chân giá trị.

An Nhiên


An Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]