(vhds.baothanhhoa.vn) - Hòa hiếu với cộng đồng là nét đẹp từ ngàn đời của người Việt. Nhưng để những cộng đồng thực sự trở nên đoàn kết, thì lối sống, ứng xử phải được xây dựng và vận hành trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, tôn trọng và không chèn ép, phân biệt.

Làm thân hàng xóm!

Hòa hiếu với cộng đồng là nét đẹp từ ngàn đời của người Việt. Nhưng để những cộng đồng thực sự trở nên đoàn kết, thì lối sống, ứng xử phải được xây dựng và vận hành trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, tôn trọng và không chèn ép, phân biệt.

(Tranh minh họa. Nguồn: Internet)

Từ khi tôi còn học cấp 1 bố đã dặn làm gì cũng phải cẩn thận kẻo làm mất lòng người làng. Lớn hơn, tôi biết những lời bố nói không phải bỗng dưng. Nhà tôi thuộc diện cấy cư. Nghĩa là chuyển từ nơi khác đến ở trong một cộng đồng dân cư đã có lâu đời. Trong làng có 3 họ lớn, mỗi họ có vài chục hộ, riêng họ Vũ nhà tôi chỉ có hai anh em. Đến đời chúng tôi thì tăng thêm mấy nhân khẩu.

Mỗi lần có việc làng, họ nhà tôi lép vế nhất. Nhưng ức nhất là mỗi lần bị những đứa trẻ trong làng bắt nạt, chưa biết đúng sai, mẹ thường nẻ cho tôi mấy cái thật đau. Thậm chí còn dẫn tôi đến nhà đứa đánh mình để đả thông với người lớn. Về nhà mẹ mới chườm vết hằn trên mông tôi và khóc. Mẹ không muốn thế, nhưng đó là cách thích ứng trong một cộng đồng dân cư mà mình bị xem là “thiểu số”.

Tôi lớn lên lập nghiệp ở xa, sống trong một khu phố mà gần như tất cả các hộ đều là dân gốc. Đó là một làng nông nghiệp trước kia, sau đó nâng cấp lên phố.

Tiếng là phố, nhưng nhiều lệ làng vẫn tồn tại. Tôi biết vậy nên khi về ở, đã cẩn thận làm bữa tiệc trà mời những gia đình trong phố đến thưa chuyện. Tôi đề cao lễ nghĩa và chấp nhận cả những thứ mang tính “lệ làng” mà bỏ qua rằng nó có phù hợp với quy định của pháp luật hay không. Từ nhỏ bố đã dạy tôi về việc “bán anh em xa mua láng giềng gần”.

Cho đến ngày một hàng xóm nói có con vừa ra trường, nhờ tôi xin vào làm việc ở một cơ quan vì nghĩ tôi làm báo có quan hệ rộng. Biết là khó, nhưng tôi vẫn nói để trình bày với lãnh đạo đơn vị xem sao. Để vào làm việc phải qua thi tuyển và con nhà hàng xóm trượt. Tôi đã nói rõ lý do những không tránh khỏi sự dỗi hờn. Hàng xóm nói với cả khu phố rằng vì không đưa tiền nên tôi đã cố ý để con họ trượt. Tôi ngậm ngùi giải thích với người dân khu phố để mong sự tường minh. Nhưng trong một khu phố người là chú, là bác, là anh, là cô, dì với hàng xóm nhà tôi, thì có lý do gì họ phải nghe tôi. Những người khác thì đã sống với hàng xóm nhà tôi từ lúc mới sinh ra, thì vì sao họ lại phải tin tôi, một người mới đến.

Tôi nhớ là khi mình mua xe, vì đất nhà hàng xóm rộng nên đề nghị tôi gửi ở đó. Vợ nói chịu khó rồi dần dà tìm cách khác để nói khéo xin thôi. Vợ muốn giữ hòa khí nên thế chứ phải bỏ tiền ra trả hàng tháng ai chả tiếc.

Khi tôi cải tạo nhà được bạn giúp công thợ, nhưng lại bị một người trong phố đến kiếm cớ gây chuyện. Tìm hiểu thì biết vì tôi đã không thuê nhóm thợ ở trong khu phố.

Để giữ hòa khí từ đó hễ người trong khu phố cung cấp thứ dịch vụ nào nhà tôi cũng mua một ít. Góc bếp trở thành chiếc kho. Dọn nhà vợ tôi phải thốt lên: Mua láng giềng gần là thế này đây! Cuối cùng thì nhà tôi chọn cách chuyển chỗ ở sau khi không muốn tiếp tục gồng mình lên để làm thân nữa. Tôi viết điều đó lên mạng xã hội và nhận được nhiều bình luận của những người cùng hoàn cảnh. Chúng tôi thường xuyên trao đổi với nhau từ đó, hơn cả với những người hàng xóm một thời.

Hòa hiếu với cộng đồng là nét đẹp từ ngàn đời của người Việt. Nhưng để những cộng đồng thực sự trở nên đoàn kết, thì lối sống, ứng xử phải được xây dựng và vận hành trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, tôn trọng và không chèn ép, phân biệt. Còn nếu như lấy mạnh áp đặt cho người yếu, thì đó là chúng ta đang đi ngược lại chủ trương xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị hiện nay.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]