(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhiều dự án ách tắc, chậm tiến độ do người dân không bàn giao mặt bằng để nhà đầu tư triển khai, đã gây ra bức xúc, làm kìm hãm sự phát triển.

Nhận thức đúng để ứng xử phù hợp

Nhiều dự án ách tắc, chậm tiến độ do người dân không bàn giao mặt bằng để nhà đầu tư triển khai, đã gây ra bức xúc, làm kìm hãm sự phát triển.

Nhận thức đúng để ứng xử phù hợp

TP Thanh Hóa tổ chức cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng Dự án khu dân cư Trường Đại học Hồng Đức, phường Đông Sơn.

Chỉ riêng trong năm 2020 và 4 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Đông Sơn, ban thực hiện cưỡng chế, hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án đã phải thực hiện nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất của gần 100 hộ gia đình để bàn giao triển khai các dự án.

Trước đó, việc kiểm kê, áp giá bồi thường đã thực hiện công khai, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân cũng như nhà đầu tư. Trong khi đại đa số đồng thuận, ủng hộ chủ trương di dời đến nơi ở mới, thì vẫn còn những gia đình không chấp hành, tìm cách trì hoãn gây ra những phức tạp xã hội.

Những hộ gia đình này biết việc cưỡng chế thu hồi đất trước sau cũng sẽ xảy ra, nhưng họ vẫn chọn cách gây áp lực nhằm hy vọng tìm kiếm thêm lợi ích riêng, đi ngược lại lợi ích chung.

Đành rằng, trong một số thời điểm việc xác định nguồn gốc và áp giá bồi thường đất có thể chưa đảm bảo 100% so với thị trường, nhưng sự xê dịch không lớn, không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của hộ gia đình khiến họ phải “cố thủ” như thế.

Mặt khác, người dân trong diện bồi thường giải phóng mặt bằng được bố trí tái định cư những mặt bằng khác phù hợp với mặt bằng đang sử dụng, một số nơi còn được hỗ trợ sinh kế... Đó là sự ưu việt của chế độ, nhân văn trong chính sách tái định cư.

Cố tình cản trở việc giải phóng mặt bằng cho thấy một số hộ gia đình đang đem ý chí cá nhân nhằm áp đặt lên trên quy định pháp luật. Đó có thể xem như việc “chống con đò ngược”, không chỉ cho thấy sự thiếu tôn trọng pháp luật, mà còn thiếu tôn trọng mình, gây cản trở đến sự phát triển. Bản thân các hộ gia đình này cũng tạo ra hình ảnh không đẹp cho chính mình. Việc “cố thủ” không nhận bồi thường hoặc nhận bồi thường rồi những vẫn không chịu bàn giao mặt bằng chỉ làm cho sự việc trở nên phức tạp hơn, cũng gây tốn kém hơn cho cả hai bên.

Người dân trong diện bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án cần nhận thức đầy đủ rằng chúng ta đang sống trong một đất nước pháp quyền, hệ thống pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện, hướng vào bảo vệ lợi ích của người sử dụng, muốn hay không mỗi người đều phải có nghĩa vụ chấp hành.

Hãy nghiên cứu kỹ để có sự ứng xử phù hợp, nhất là trong bối cảnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa và đô thị hóa, sẽ còn thêm nhiều diện tích đất đai phải thu hồi để phục vụ những dự án triển khai trên địa bàn.

An Nhiên


An Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]